Quảng Nam Chú Trọng Phát Triển Sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Quảng Nam sẽ hỗ trợ các hộ dân, trung tâm trồng sâm Ngọc Linh tiền mua cây giống, lãi suất tín dụng giai đoạn 2014-2020.
Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ các hộ gia đình 80% giá mua cây giống (không quá 500 cây/hộ/năm).
Mức hỗ trợ Trại sâm Tắc Ngo thuộc UBND huyện Nam Trà My bằng mức hỗ trợ cho nhân dân, số lượng cây giống hỗ trợ tùy tình hình thực tế từng năm và được UBND tỉnh phê duyệt.
Ngân sách tỉnh hỗ trợ phần chênh lệch giữa mức lãi suất cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo với mức lãi suất của các ngân hàng thương mại; mức vay tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ, dùng để mua sắm trang thiết bị quản lý và bảo vệ vườn sâm, thời gian vay không quá 7 năm.
Bên cạnh đó, các hộ gia đình được hưởng kinh phí quản lý, bảo vệ rừng; hướng dẫn kỹ thuật và tạo điều kiện thuận lợi để tự tổ chức sản xuất cây giống phục vụ cho đầu tư phát triển vùng sâm nguyên liệu trên đất được giao khoán…
Theo kết quả điều tra nghiên cứu và khảo sát, sâm Ngọc Linh phân bố ở 108 vùng sâm tự nhiên trên địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.
Trong đó, tỉnh Kon Tum có 92 vùng sâm mọc tập trung ở 13 xã thuộc huyện Đắk Glei và Tu Mơ Rong. Còn ở địa phận Quảng Nam sâm mọc ở 3 xã Trà Linh, Trà Nam và Trà Cang thuộc huyện Nam Trà My.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và chăn nuôi heo nói riêng phát triển khá mạnh cả về quy mô lẫn số lượng. Do ảnh hưởng của tập quán chăn nuôi truyền thống, phần lớn người chăn nuôi khu vực nông thôn vẫn duy trì phương thức chăn nuôi thả rông hoặc chuồng trại sơ sài; chất thải trong chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm.

Hiện nay, đàn bò của tỉnh Bến Tre có trên 180.000 con, lớn nhất trong các tỉnh thành ở ĐBSCL. Chất lượng đàn bò ngày càng được chú trọng với các ưu điểm như: trọng lượng lớn, tốc độ tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon. Có được kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo được thực hiện thời gian qua tại tỉnh.

Theo dự báo, sản lượng cà phê ở Đắc Lắc, địa phương trồng cà phê lớn nhất ở Việt Nam, có thể giảm tới 1/5 trong niên vụ này.

Vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH) Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông xây dựng mô hình trình diễn và giới thiệu giống mướp đắng lai F1 CN0244.

Vườn Cò là một ấp nghèo của xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Sản xuất chủ yếu của người nông dân ở đây là 1 vụ lúa và 1 vụ tôm, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong ấp có một số hộ nông dân làm kinh tế rất thành công (nuôi cá kèo) trong đó có hộ ông Trần Văn Thọ.