Làm Giàu Từ Nuôi Cá Kèo Ở Bạc Liêu

Vườn Cò là một ấp nghèo của xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Sản xuất chủ yếu của người nông dân ở đây là 1 vụ lúa và 1 vụ tôm, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong ấp có một số hộ nông dân làm kinh tế rất thành công (nuôi cá kèo) trong đó có hộ ông Trần Văn Thọ.
Tự tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật nuôi cá kèo từ bạn bè, qua sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng, ông Thọ đã mạnh dạn chọn nuôi cá kèo thay thế con tôm. Ông Thọ chia sẻ: “Tôi bắt đầu nuôi cá kèo khi mà con tôm không còn cho hiệu quả kinh tế cao”. Sau 6 năm chuyển đổi vật nuôi, hiện nay, gia đình ông Thọ có 11 ao nuôi cá kèo trên diện tích 3 ha với tổng số vốn đầu tư lên đến 2 tỷ đồng/vụ nuôi. Sau mỗi vụ nuôi (từ 3 - 5 tháng) mỗi ao nuôi cho năng suất từ 11 - 13 tấn cá. Với giá cá kèo trên thị trường như hiện nay (dao động từ 50 - 70 ngàn đồng), hàng năm, trừ chi phí, gia đình ông Thọ thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Theo ông Thọ, cá kèo là loài thủy sản dễ nuôi, tỷ lệ đạt đầu con cao, giá đầu ra ổn định, thị trường con giống dồi dào, chi phí thấp, lại dễ dàng trong khâu chăm sóc… nên nuôi cá kèo dễ thành công hơn nuôi tôm. Trung bình, cứ 1 ao nuôi với 4.000 m2 mặt nước thì tiền đầu tư con giống và thức ăn khoảng 450 triệu đồng. Sau khi thu hoạch, trừ chi phí, lãi gần 100 triệu đồng/vụ.
Ông Thọ đang thực hiện thành công quy trình nuôi cá kèo nghịch mùa. Nghĩa là thả cá vào khoảng tháng giêng và thu hoạch vào khoảng tháng 7 âm lịch. Nuôi cá kèo mùa nghịch mang lại lợi nhuận cao vì giá cá trên thị trường từ 70 - 80 ngàn đồng/kg, thay vì khoảng 50 - 60 ngàn đồng/kg như mùa thuận.
Có thể bạn quan tâm

Dịch lợn tai xanh đã và đang lây lan nhanh tại một số tỉnh miền Trung, nhất là tại các địa bàn chăn nuôi trọng điểm.

Trong tiến trình phát triển nghề nuôi thủy sản, tỉnh đã quy hoạch 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, sau một thời gian quy hoạch được thông qua, hiện nay 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc triển khai quy hoạch như mục tiêu ban đầu đang gặp phải nhiều khó khăn.

Chiều 22/3/2013, Tổ chức quốc tế Bureau Veritas Certification đã trao chứng nhận GlobalGAP cho 3 cơ sở nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long gồm: trang trại cá tra ở xã Mỹ Hòa (Bình Minh) thuộc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), trang trại cá tra Ba Huy ở xã Thanh Bình (Vũng Liêm) và trang trại nuôi cá tra xuất khẩu ở xã Quới Thiện (Vũng Liêm) thuộc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phước Anh.

Trước đây, người dân trên địa bàn TX. Mường Lay (Điện Biên) nuôi thả cá chủ yếu theo hình thức quảng canh cải tiến, tận dụng các sản phẩm dư thừa trong sinh hoạt, chăn nuôi, đầu tư ít nên chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong khi đó cá nuôi phần lớn là các loại cá truyền thống nên hiệu quả kinh tế thấp.

Theo lịch thời vụ trong đánh bắt hải sản, bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 9 âm lịch là thời điểm diễn ra hoạt động khai thác vụ cá Nam. Tuy chỉ kéo dài trong thời gian 5 tháng song vụ cá này sẽ góp phần quan trọng vào tổng sản lượng thuỷ hải sản của toàn tỉnh; là vụ có thể khai thác được nhiều luồng cá nổi và mực.