Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm

Hội thảo do Sở KH&CN tổ chức ngày 1/8 nhằm đẩy mạnh lĩnh vực thủy sản trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nói chung và ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn nói riêng.
Tại hội thảo, người dân của 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn được giới thiệu những hiệu quả của việc ứng dụng các thiết bị tiên tiến để kiểm soát, ổn định vật nuôi, phương pháp ngăn ngừa tảo độc giúp chủ động phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế thiệt hại.
Cụ thể, khi ứng dụng công nghệ Biofloc, ao nuôi phải được khuấy đảo, cung cấp oxy liên tục; trong quá trình nuôi mật độ Biofloc được kiểm tra hàng ngày để có giải pháp xử lý kịp thời khi mật độ Biofloc thấp hoặc vượt ngưỡng cho phép... Với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến này, hầu hết tôm phát triển tốt, ước tính tỉ lệ sống đạt 85% và 100% hộ nuôi đều có lãi.
Được biết, huyện Quảng Điền đưa vào thả nuôi 767 hồ tôm sú, tôm chân trắng và cá các loại. Sau khi ứng dụng công nghệ Biofloc , 89% hộ nuôi có lãi, tăng 20% so với năm trước.
Đây là tiền đề để Quảng Điền ứng dụng rộng rãi trong những vụ nuôi tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.

Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…

Nhằm tăng cường ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, UBND tỉnh Đồng Tháp tập trung đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ.