Giá Măng Cụt Thấp Nhất Từ Trước Đến Nay

Ông Lê Văn Đơn, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), cho biết mùa măng cụt năm nay, sản lượng khoảng 1 đến 1,2 tấn/1.000m2, tăng gấp đôi so với mọi năm, nhưng giá bán lại thấp nhất từ trước đến nay.
Chủ vựa trái cây Bé Năm, ấp Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hòa cho biết măng cụt đầu mùa thu mua tại vườn có giá 80.000 đồng/kg, nhưng đến nay chỉ còn 14.000-15.000 đồng/kg.
Năm nay, nhờ thời tiết lạnh kéo dài kèm với gió chướng nhiều nên măng cụt được mùa, ước tính 1.000m2 sẽ cho 1 tấn quả (gấp đôi năm ngoái), khoảng 10 đến 12 quả/kg. Nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá măng cụt bị sụt giảm.
Theo ông Huỳnh Văn Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Hòa, măng cụt bị sụt giá do năm nay được mùa, sản lượng nhiều; áp thấp nhiệt đới nên thương lái không thể vận chuyển đi xa và nguyên nhân tồn tại nhiều năm nay là măng cụt Chợ Lách vẫn chưa có đầu ra ổn định.
Mùa măng cụt thường bắt đầu từ tháng Ba đến tháng Bảy (âm lịch), rộ nhất là tháng Năm, tháng Sáu.
Gia đình ông Nguyễn Thanh Tuấn, ấp Vĩnh Chính, xã Vĩnh Hòa có 4.000m2 đất trồng măng cụt, nhờ chủ động xây đê bao, đậy phủ bạt lên liếp sớm nên măng cụt của gia đình ông thu hoạch trước các chủ vườn khác nửa tháng, bán được giá cao, từ 60.000-80.000 đồng/kg.
Huyện Chợ Lách là địa phương có diện tích trồng măng cụt lớn nhất tỉnh Bến Tre (trên 1.100ha), tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Hòa, Tân Thiềng, Phú Sơn, Vĩnh Thành, Long Thới, Hưng Khánh Trung B. Trong đó, Vĩnh Hòa là xã có diện tích trồng măng cụt lớn nhất huyện Chợ Lách với 245ha đang cho quả.
Ông Huỳnh Văn Hòa cũng cho biết, năm nay măng cụt Chợ Lách ngon, chất lượng hơn mọi năm, rất ít quả bị xì mủ, bị sượng bởi lượng mưa đầu mùa ít; các hộ nông dân đã chủ động đốn bỏ cây măng cụt cho quả bị mủ để trồng chôm chôm nên số lượng này không bị trà trộn chung với măng cụt ngon.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ trình diễn kết quả mô hình “Nuôi cá rô phi hồng thương phẩm” tại hộ ông Đặng Thanh Vân, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho các cán bộ kỹ thuật, quản lý và một số hộ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình.

Ba điểm khi xuất khẩu nông thủy sản sang Phần Lan và Bắc Âu: Cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn Châu Âu; An toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà máy chế biến, sức khỏe cho người lao động; Bao bì nhãn mác.

“Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của hệ thống nuôi có trách nhiệm với tác động tối thiểu đến môi trường và xã hội. Với chứng nhận ASC, chúng tôi sẽ có thể chứng minh cho khách hàng của mình thấy trại nuôi của chúng tôi được quản lý một cách có trách nhiệm. Chứng nhận ASC mang lại những cơ hội mới.”- theo ông Ngô Quốc Tuấn, phó chủ tịch Quốc Việt.

Gia đình anh Phương có 4 người, gồm vợ chồng anh, con và mẹ già. Tuy ở phường nhưng đất của anh Phương cũng chỉ là đất nông nghiệp cằn cỗi không trồng được cây gì cho ra hồn. Tổng cộng anh có 1.600m2 đất, gồm nhà ở, vườn tạp, ao cá… Còn lại 320m2 anh làm chuồng nuôi heo.

Ngày 23/10, tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến dự có ông Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia và hơn 350 đại biểu là cán bộ nông nghiệp, bà con nông dân của 13 tỉnh ĐBSCL.