Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Thay Đổi Nhận Thức Về Đánh Bắt Và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.
Dự án được triển khai với 3 mục tiêu chính: Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường phá Tam Giang; thúc đẩy việc trao quyền quản lý mặt nước phá Tam Giang cho cộng đồng; hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế bền vững cho 2 Quảng Thái, Quảng Lợi trong quản lý cũng như khai thác nguồnlợi thủy sản phá Tam Giang.
Qua thời gian triển khai, dự án đã giúp ngư dân chuyển đổi phương thức khai thác thủy sản; hỗ trợ kinh phí làm mới 20 lồng cá, 5 trộ chuôm cho ngư dân 2 xã Quảng Thái, Quảng Lợi. Hầu hết các lồng cá, trộ chuôm mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với đánh bắt tự nhiên cũng như góp phần thay đổi nhận thức của người dân về đánh bắt nguồn lợi thủy sản, cải thiện môi trường trên đầm phá Tam Giang.
Ngoài ra, dự án đã giúp UBND xã Quảng Thái xây dựng phương án trao quyền quản lý mặt nước cho 2 chi hội nghề cá Lai Hà và Trung Làng.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, để phục vụ thị trường hoa tươi cho Tết Bính Thân sắp tới, nhà vườn và các công ty trồng hoa ở Đà Lạt cùng một số vùng phụ cận đã xuống giống 26 triệu củ hoa ly các loại, tương đương với diện tích 102 hecta, tăng 30% so với mùa Tết trước.

Nhiều năm qua, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân Bình Định đã “thắp sáng” và hiện thực hóa nhiều mơ ước đổi đời của bà con nghèo nhờ tích cực dạy nghề, tạo việc làm cho họ...

Với việc nuôi bò vỗ béo, nhiều hộ chăn nuôi tại Bình Định thu hồi vốn rất nhanh và có lãi, tuy nhiên họ vẫn chưa có thị trường ổn định.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đã có nhiều cách làm sáng tạo để thay đổi diện mạo nông thôn huyện, kinh tế ổn định phát triển, tiêu chí thu nhập và hộ nghèo đã hoàn thành ở 10/10 xã.

Hơn hai năm nay, ông Lê Công Chiến, ngụ ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) là người mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi thỏ sinh sản. Mô hình của ông thành công đã mở ra hướng chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cho nông dân địa phương.