Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Lúa Chín Vàng Ươm

Hiện tại, hơn 4 ngàn ha lúa vụ đông – xuân của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) vàng ươm một màu. Với năng suất bình quân toàn huyện đạt 63 tạ/ha, có nơi đạt đến 72 tạ/ha, có thể nói, đây là vụ mùa bội thu nhất từ trước đến nay.
Từ sáng sớm, tiếng máy gặt đập liên hợp, tiếng nói cười rộn rã của những người một nắng hai sương vang vọng khắp trên những cánh đồng lúa chín vàng ươm.
Ông Ngô Đình Triển - Chủ tịch HĐQT HTX sản suất nông nghiệp Đông Phước (xã Quảng Phước) cho biết: "Lúc mới đưa vào gieo cấy, nhiều nơi gặp khó khăn do thời tiết, bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, sâu cuốn lá … khiến nông dân lo lắm. Tuy nhiên, nhờ chủ động trong công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, đến nay, năng suất bình quân của HTX đạt 66 tạ/ha, thậm chí có nhiều diện tích đạt năng suất 70 tạ/ha”.
Quảng An là địa phương trồng lúa trọng điểm của huyện Quảng Điền khi có diện tích lên đến 498 ha. Cũng như các nơi khác, trên khắp các cánh đồng, đâu đâu cũng bắt gặp những nụ cười rạng rỡ.
Ông Lê Văn Thứ, Chủ nhiệm HTX sản xuất nông nghiệp Đông Phú (xã Quảng An) phấn khởi: “Được mùa và có sản lượng cao nhất huyện (72 tạ/ha) là niềm vui thứ nhất. Niềm vui thứ 2 là lúa của bà con được thương lái thu mua với giá 6,5 triệu đồng/tấn. Riêng với những giống lúa chất lượng cao như HT1, HN6, XT27 có giá hơn 7 triệu đồng/tấn.
Người ta tính, 1 sào lúa nếu 3 người gặt tay thì mất một ngày, còn thuê máy chỉ mất tầm 20 phút. Thời gian nhanh hơn, chi phí rẻ hơn nên những ai có ruộng dưới một sào hoặc không có đường cho máy vào thì mới phải gặt tay...
Có thể bạn quan tâm

“Lúc mới về khu vực thôn Xuân Đông, tôi mua hơn 3ha đất đồi. Với ý định trồng tỏi, tôi thuê máy múc san ủi, cải tạo thành những diện tích vuông vắn; phía dưới tận dụng lớp đất bazan, phía trên phủ một lớp đất cát dày từ 2 - 3cm để tạo độ tơi xốp và giữ độ ẩm.

Để phát huy vai trò hệ thống đê bao vùng mía nguyên liệu đang được triển khai tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hiện Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang thực hiện thí điểm mô hình vuông bơm tập trung tại xã Hiệp Hưng. Tuy mới triển khai, nhưng mô hình đã được ngành chức năng và người dân địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả và hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc giảm áp lực mía chạy lũ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm 2014, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xây dựng được 18 cánh đồng mẫu lớn, gồm 13 cánh đồng mẫu sản xuất lúa và 5 cánh đồng mẫu sản xuất cây rau màu, vượt 15 cánh đồng so với kế hoạch tỉnh giao.

Dự án này triển khai 3 mô hình: Phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 phù hợp với điều kiện đầu tư hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thành Sơn; thâm canh tổng hợp tại các xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp và Thành Sơn; xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp kết hợp trồng xen đậu tại xã Sơn Bình.

Từ năm 2007 đến nay, cây cam trên đất Yên Thành (Nghệ An) đã có sự phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xếp là giống cây chủ lực, nhưng đến nay cam Yên Thành vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; bà con trồng cam vẫn loay hoay tự tìm đầu ra cho sản phẩm.