Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Lúa Chín Vàng Ươm

Hiện tại, hơn 4 ngàn ha lúa vụ đông – xuân của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) vàng ươm một màu. Với năng suất bình quân toàn huyện đạt 63 tạ/ha, có nơi đạt đến 72 tạ/ha, có thể nói, đây là vụ mùa bội thu nhất từ trước đến nay.
Từ sáng sớm, tiếng máy gặt đập liên hợp, tiếng nói cười rộn rã của những người một nắng hai sương vang vọng khắp trên những cánh đồng lúa chín vàng ươm.
Ông Ngô Đình Triển - Chủ tịch HĐQT HTX sản suất nông nghiệp Đông Phước (xã Quảng Phước) cho biết: "Lúc mới đưa vào gieo cấy, nhiều nơi gặp khó khăn do thời tiết, bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, sâu cuốn lá … khiến nông dân lo lắm. Tuy nhiên, nhờ chủ động trong công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, đến nay, năng suất bình quân của HTX đạt 66 tạ/ha, thậm chí có nhiều diện tích đạt năng suất 70 tạ/ha”.
Quảng An là địa phương trồng lúa trọng điểm của huyện Quảng Điền khi có diện tích lên đến 498 ha. Cũng như các nơi khác, trên khắp các cánh đồng, đâu đâu cũng bắt gặp những nụ cười rạng rỡ.
Ông Lê Văn Thứ, Chủ nhiệm HTX sản xuất nông nghiệp Đông Phú (xã Quảng An) phấn khởi: “Được mùa và có sản lượng cao nhất huyện (72 tạ/ha) là niềm vui thứ nhất. Niềm vui thứ 2 là lúa của bà con được thương lái thu mua với giá 6,5 triệu đồng/tấn. Riêng với những giống lúa chất lượng cao như HT1, HN6, XT27 có giá hơn 7 triệu đồng/tấn.
Người ta tính, 1 sào lúa nếu 3 người gặt tay thì mất một ngày, còn thuê máy chỉ mất tầm 20 phút. Thời gian nhanh hơn, chi phí rẻ hơn nên những ai có ruộng dưới một sào hoặc không có đường cho máy vào thì mới phải gặt tay...
Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Để ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, vụ chiêm xuân năm nay huyện tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình khuyến nông nhằm chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao gắn với việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời luôn xác định mục tiêu vụ xuân là tiền đề, tạo động lực cho các vụ tiếp theo, UBND xã đã chỉ đạo các thành viên ban chỉ đạo sản xuất; HTX dịch vụ nông nghiệp và các trưởng khu dân cư khuyến cáo, tuyên truyền bà con thực hiện đúng khung lịch thời vụ của tỉnh, huyện giao.

Giai đoạn từ những năm 1990 về trước trên đồi Phú Thọ bát ngát đâu đâu cũng là sắn, sắn là nguồn lương thực chủ yếu không chỉ cho người mà còn chăn nuôi, có năm diện tích lên tới đến 55-60 ngàn ha, sản lượng lên tới hàng chục vạn tấn củ tươi.

Trước tình hình đó, để đảm bảo vụ xuân đạt kết quả cao, huyện Thanh Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo sản xuất, phân công cán bộ bám sát, chỉ đạo đến từng xã để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc đề xuất những giải pháp giải quyết, huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn, phòng chuyên môn hướng dẫn bà con nông dân khẩn trương làm dầm với diện tích đất trũng và cày ải đối với diện tích không trồng cây vụ đông.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết vụ Chiêm xuân năm 2014 - 2015, đặc biệt theo dự báo là vụ đông xuân ấm, nếu không chỉ đạo quyết liệt về thời vụ để xảy ra tình trạng gieo cấy các giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn trước khung lịch thời vụ dẫn đến lúa trỗ sớm, gặp rét muộn sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.