Quảng Công (Thừa Thiên Huế) Được Mùa Tôm Cao Triều

Qua thống kê, 100% hộ nuôi tôm nước lợ trên vùng cao triều đều có lãi...
Năm 2014, khu nuôi tôm cao triều Quảng Công (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) có 34 hộ tham gia nuôi ở 40 hồ với diện tích 17,3 ha. Đến nay, tổng sản lượng thu hoạch đạt 150 tấn tôm, tăng 60 tấn so với năm trước. Điều đáng mừng, 100% hộ nuôi đều có lãi, cao nhất 150 triệu đồng, thấp cũng được 40 triệu đồng.
Anh Võ Văn Chương, Chi hội trưởng chi hội nuôi tôm cao triều xã Quảng Công vui mừng: “Gia đình tôi nuôi 6 vạn tôm post trong 2 hồ có diện tích 1.400 m2. Sau hơn 4 tháng thu hoạch 7 tạ tôm thịt, lãi hơn 50 triệu đồng”.
“Để có nguồn giống đảm bảo chất lượng, các hộ nuôi tôm cao triều Quảng Công vào các tỉnh phía Nam mua giống rồi đưa ra Huế kiểm dịch PCR. Sau khi kiểm dịch giống có kết quả tốt mới đưa vào thả nuôi. Nhờ cẩn thận trong việc chọn mua giống nên nguồn tôm giống thả nuôi hầu hết đều chất lượng và các hộ nuôi đều có lãi” - ngư dân Nguyễn Tè cho biết.
Bên cạnh các khâu chọn lựa giống, thức ăn, quy trình cải tạo ao hồ, kiểm tra nguồn nước, thả nuôi đúng khung lịch thời vụ, thì chính quyền cũng đẩy mạnh quy trình theo dõi, giám sát việc thả giống phải qua kiểm dịch. Nhờ đó, vụ nuôi năm 2014 này, bà con nuôi tôm cao triều xã Quảng Công trúng đậm, sau khi trừ chi phí mỗi hộ lãi bình quân 60 triệu đồng. Cá biệt có hộ ông Nguyễn Thành, Phan Hoàng lãi trên 150 triệu đồng.
Theo ông Lê Nguyên Sĩ, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công: “Năm 2014, địa phương phối hợp với ngành chức năng tăng cường thanh kiểm tra về thức ăn, thuốc thú y thủy sản nhằm hạn chế hàng giả làm ảnh hưởng đến người nuôi. Ngoài ra, xử lý nghiêm những hộ nuôi thả giống không qua kiểm dịch, khuyến khích bà con nâng cao tính cộng đồng để kiểm soát chặt chẽ quy trình thả nuôi và chăm sóc.
Để nghề nuôi tôm cao triều phát triển bền vững, thời gian tới UBND xã sẽ tiếp tục vận động bà con phát huy hơn nữa tính cộng đồng, cùng giúp nhau trong việc cải tạo ao hồ, chọn mua giống và hỗ trợ nhau trong quá trình nuôi cũng như quản lý dịch bệnh. Hy vọng, những động thái này sẽ mang lại kết quả tốt trong những vụ nuôi tiếp theo, ông Sĩ cho biết them.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 9, giá bột dong riềng tại Bắc Kạn đã tăng thêm khoảng 6.000 đ/kg, giá củ dong tươi tại các vườn cũng đang nhích lên từng ngày, các thương lái đặt mua với giá 1.600 đ/kg, nhiều nông dân cảm thấy tiếc vì năm nay không trồng...

Ông Hashimoto nhấn mạnh: Vào tháng 3 năm nay, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm tỉnh Ibaraki, tham quan Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp của tỉnh. Trong sự kiện đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam và Thống đốc tỉnh Ibaraki đã ký kết Bản ghi nhớ về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để tăng cường công tác thông tin, XTTM và đẩy mạnh XK nông sản, thủy sản, thực phẩm sang Nga, Cục XNK (Bộ Công thương) cùng Cơ quan đại diện LB Nga tại Việt Nam vừa tổng hợp danh sách và công bố nhu cầu NK nông sản, thủy sản và thực phẩm từ Việt Nam.

Để có sự kiện này, lãnh đạo tỉnh Bình Định, ngành chức năng và trực tiếp là Cty BIDIFISCO đã mất nhiều thời gian, công sức, dồn mọi nỗ lực từ việc xúc tiến thương mại đến công tác vận động ngư dân thay đổi kỹ thuật đánh bắt, bảo quản cá ngừ…nhưng kết quả mang lại không như mong đợi.

Những năm qua, diêm dân ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ độc canh làm muối mà còn luân canh nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên ruộng muối khi vụ muối kết thúc…