Quảng Bình Tiếp Nhận Nhiều Cá Thể Động Vật Quý Hiếm

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) vừa tiếp nhận 6 cá thể động vật rừng quý hiếm để chữa trị vết thương và chăm sóc.
Cụ thể gồm 3 cá thể khỉ mặt đỏ (tên khoa học Macaca arctoides), 2 cá thể khỉ mốc (Macaca assamensis) và 1 cá thể trăn gấm (Python reticulatus).
Số động vật rừng quý hiếm này được các cơ quan chức năng ở huyện Tuyên Hóa phát hiện thu giữ.
Sau khi cứu hộ, nuôi chăm sóc và đạt thời gian kiểm dịch, các cá thể đủ điều kiện sức khỏe sẽ được thả về môi trường tự nhiên trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/quang-binh-tiep-nhan-nhieu-ca-the-dong-vat-quy-hiem-post134925.html
Có thể bạn quan tâm

Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có diện tích nuôi thủy sản khá lớn trên 890ha (chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.

Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Nghề nuôi ong lấy mật từ hoa bạc hà đã có từ lâu ở Đồng Văn cũng như các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, người nuôi chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không theo quy trình hợp lý nên sản lượng và chất lượng sản phẩm rất thấp.