Quảng Bình Tiếp Nhận Nhiều Cá Thể Động Vật Quý Hiếm

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) vừa tiếp nhận 6 cá thể động vật rừng quý hiếm để chữa trị vết thương và chăm sóc.
Cụ thể gồm 3 cá thể khỉ mặt đỏ (tên khoa học Macaca arctoides), 2 cá thể khỉ mốc (Macaca assamensis) và 1 cá thể trăn gấm (Python reticulatus).
Số động vật rừng quý hiếm này được các cơ quan chức năng ở huyện Tuyên Hóa phát hiện thu giữ.
Sau khi cứu hộ, nuôi chăm sóc và đạt thời gian kiểm dịch, các cá thể đủ điều kiện sức khỏe sẽ được thả về môi trường tự nhiên trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/quang-binh-tiep-nhan-nhieu-ca-the-dong-vat-quy-hiem-post134925.html
Có thể bạn quan tâm

Đó là anh Hoàng Văn Len ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình với mô hình nuôi gà 6 cựa cho hiệu quả kinh tế cao không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân nơi đây.

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế.

Những năm gần đây, mô hình nuôi heo (lợn) kết hợp với thả cá đã không còn xa lạ đối với bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.

Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.