Quảng Bình Tiếp Nhận Nhiều Cá Thể Động Vật Quý Hiếm

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) vừa tiếp nhận 6 cá thể động vật rừng quý hiếm để chữa trị vết thương và chăm sóc.
Cụ thể gồm 3 cá thể khỉ mặt đỏ (tên khoa học Macaca arctoides), 2 cá thể khỉ mốc (Macaca assamensis) và 1 cá thể trăn gấm (Python reticulatus).
Số động vật rừng quý hiếm này được các cơ quan chức năng ở huyện Tuyên Hóa phát hiện thu giữ.
Sau khi cứu hộ, nuôi chăm sóc và đạt thời gian kiểm dịch, các cá thể đủ điều kiện sức khỏe sẽ được thả về môi trường tự nhiên trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/quang-binh-tiep-nhan-nhieu-ca-the-dong-vat-quy-hiem-post134925.html
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông năm nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng xây dựng mô hình 10 ha rau an toàn tại xã Cảnh Thụy.

Với chủ đề “Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản: Cơ hội và thách thức”, Hội nghị thông tin đến cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp về định hướng phát triển, ưu tiên và môi trường đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản của Chính phủ.

Cùng với đó, huyện cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ người dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức, khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi cho người dân. Đó sẽ là điều kiện tốt cho ngành chăn nuôi của huyện ngày một phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân trên địa bàn.

Để bảo vệ cho cây trồng, vật nuôi trước những diễn biến bất thường của thời tiết, Ban Chỉ đạo phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi huyện Chợ Đồn đã tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương chủ động tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do giá rét gây ra...

Sản xuất nông nghiệp vụ xuân thường phải đối phó với tình trạng khó khăn về nguồn nước. Theo nhận định của Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc Kạn, tổng dòng chảy trên các triền sông, suối thuộc địa bàn tỉnh sẽ ở mức xấp xỉ dưới trung bình nhiều năm với lượng thiếu hụt khoảng 10-20%.