Quang Bình Thực Hiện Nhiều Diện Tích Cánh Đồng Mẫu Để Tăng Năng Suất, Sản Lượng Cây Trồng

Nhằm đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, vụ xuân năm nay huyện Quang Bình tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất cánh đồng mẫu lúa, ngô với phương châm chỉ đạo nhân dân tập trung sản xuất, đầu tư thâm canh để tăng năng xuất, sản lượng cây trồng góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.
Huyện đã chỉ đạo quy hoạch cánh đồng mẫu lúa tại 12/15 xã, thị trấn, với tổng diện tích vụ xuân là 547,2 ha, qua thu hoạch vụ đông xuân năng suất bình quân đạt 62 tạ/ha, tổng sản lượng ước đạt 3.392,6 tấn.
Cơ chế huyện hỗ trợ 15% giá giống đối với các xã vùng II, 30% giá giống đối với các xã vùng III và các thôn đặc biệt khó khăn vùng II. Huyện cũng đã chỉ đạo nhân dân các xã, thị trấn vận động nhân dân tập trung đầu tư thâm canh cánh đồng lúa thông qua chương trình đầu tư có thu hồi cho vay phân bón.
Đối với cánh đồng mẫu ngô, huyện đã quy hoạch thực hiện tại 15/15 xã, thị trấn, diện tích thực hiện được 679,91 ha. Với cơ chế huyện hỗ trợ 20% giá giống đối với các xã vùng II, hỗ trợ 40% giá giống đối với các xã vùng III và các thôn đặc biệt khó khăn vùng II.
Để đảm bảo sản xuất vụ mùa đạt năng suất, sản lượng cao, ngay sau khi thu hoạch xong vụ Đông Xuân huyện đã chỉ đạo nhân dân gieo cấy hết diện tích lúa vụ mùa đạt trên 3.274,3 ha, đưa các loại giống lúa có năng xuất, chất lượng cao vào gieo cấy như BC15, BG1… thành vùng tập trung, thực hiện đúng khung thời vụ, tiếp tục thực hiện thâm canh lúa, ngô, lạc thông qua chương trình đầu tư có thu hồi.
Đặc biệt thực hiện cánh đồng mẫu tại các xã vùng lúa với diện tích là 1.009,5 ha, chỉ đạo kiên quyết thực hiện “5 cùng” (cùng làm, cùng một loại giống, cùng chăm sóc, cùng phòng trừ sâu bệnh, cùng thu hoạch).
Có thể bạn quan tâm

Không sử dụng kích điện, chất nổ hay thuốc độc, người dân khu vực xã Trung Chải (Sa Pa) đánh bắt bằng phương pháp thủ công là dùng vợt và lưới để bắt cá.

Một đêm theo tàu ra biển đánh bắt cá cơm, chúng tôi chứng kiến những vất vả và sự bấp bênh bám nghề của các ngư dân...

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.
Phát huy thế mạnh giống gà Móng quý hiếm bản địa, bác Trần Xuân Xưởng ở Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thâm niên mấy chục năm nay nuôi giống gà này để phát triển kinh tế gia đình.

Làng Nha, phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội) có anh Nguyễn Văn Tiến, được dân trong làng gọi là Tiến “trâu”. Không phải anh khỏe như như trâu mà vì hiện anh là chủ sở hữu của một đàn 300 con trâu.