Quang Bình Thực Hiện Nhiều Diện Tích Cánh Đồng Mẫu Để Tăng Năng Suất, Sản Lượng Cây Trồng

Nhằm đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, vụ xuân năm nay huyện Quang Bình tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất cánh đồng mẫu lúa, ngô với phương châm chỉ đạo nhân dân tập trung sản xuất, đầu tư thâm canh để tăng năng xuất, sản lượng cây trồng góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.
Huyện đã chỉ đạo quy hoạch cánh đồng mẫu lúa tại 12/15 xã, thị trấn, với tổng diện tích vụ xuân là 547,2 ha, qua thu hoạch vụ đông xuân năng suất bình quân đạt 62 tạ/ha, tổng sản lượng ước đạt 3.392,6 tấn.
Cơ chế huyện hỗ trợ 15% giá giống đối với các xã vùng II, 30% giá giống đối với các xã vùng III và các thôn đặc biệt khó khăn vùng II. Huyện cũng đã chỉ đạo nhân dân các xã, thị trấn vận động nhân dân tập trung đầu tư thâm canh cánh đồng lúa thông qua chương trình đầu tư có thu hồi cho vay phân bón.
Đối với cánh đồng mẫu ngô, huyện đã quy hoạch thực hiện tại 15/15 xã, thị trấn, diện tích thực hiện được 679,91 ha. Với cơ chế huyện hỗ trợ 20% giá giống đối với các xã vùng II, hỗ trợ 40% giá giống đối với các xã vùng III và các thôn đặc biệt khó khăn vùng II.
Để đảm bảo sản xuất vụ mùa đạt năng suất, sản lượng cao, ngay sau khi thu hoạch xong vụ Đông Xuân huyện đã chỉ đạo nhân dân gieo cấy hết diện tích lúa vụ mùa đạt trên 3.274,3 ha, đưa các loại giống lúa có năng xuất, chất lượng cao vào gieo cấy như BC15, BG1… thành vùng tập trung, thực hiện đúng khung thời vụ, tiếp tục thực hiện thâm canh lúa, ngô, lạc thông qua chương trình đầu tư có thu hồi.
Đặc biệt thực hiện cánh đồng mẫu tại các xã vùng lúa với diện tích là 1.009,5 ha, chỉ đạo kiên quyết thực hiện “5 cùng” (cùng làm, cùng một loại giống, cùng chăm sóc, cùng phòng trừ sâu bệnh, cùng thu hoạch).
Có thể bạn quan tâm

Qua quá trình đưa giống cao su chịu lạnh vào trồng từ năm 2011 đến nay, diện tích cây cao su giống chịu lạnh được trồng mới đang phát triển ổn định. Trước mùa Đông năm 2014, Công ty đang tích cực làm cỏ và thực hiện các biện pháp chăm sóc để bảo vệ cho cây.

Qua kết quả triển khai, các hộ dân đăng ký trồng gấc được 33 ha tại các xã Xuân Giang, Tiên Nguyên, Tân Bắc, Yên Thành, Yên Hà, Tân Trịnh, Bản Rịa, Bằng Lang. Trong tháng 6 vừa qua, huyện đã đã tiến hành giao giống và gieo trồng được 4.497 cây.

Ông Nguyễn Văn Thế, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, nguyên Bí thư Huyện ủy Vị Thủy, kể: “Vị Thủy là vùng đất trũng, thuần nông, tập quán sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, còn nhiều tàn tích chiến tranh. Hồi đó, cuối tháng 10, tháng 11 (âm lịch) nước vẫn còn ngập tràn đồng, hàng năm chỉ làm một vụ lúa, vậy mà giờ đây đã khác. Sự thay đổi ở huyện này cũng bắt đầu từ nông nghiệp...”.

Cty CP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh thịt xuất khẩu thành lập từ năm 1989. Năm 2000, Xí nghiệp chuyển đổi thành Cty CP Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định với số vốn điều lệ 3,7 tỷ đồng; ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính là: chế biến thịt gia súc, gia cầm xuất khẩu…

Cục Bảo vệ thực vật cũng cho biết, trong cả 3 lô hàng rau gia vị bị phát hiện có côn trùng từ đầu năm đến nay, thì cả 3 đều thuộc về một doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Anh Nhân, địa chỉ 42/3 ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.