Quảng Bình giải ngân trên 21 tỷ đồng cho ngư dân

Theo ông Trần Đình Du - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, kiêm Phó BCĐ thực hiện NĐ 67 tỉnh Quảng Bình, đã thực hiện tiếp nhận 40 hồ sơ vay vốn từ các ngư dân trong tỉnh, đã thẩm định và phê duyêt 17 hồ sơ (có 11 hồ sơ đóng tàu vỏ gỗ và 6 hồ sơ tàu vỏ thép).
Ngư dân đã thực hiện đóng mới 8 tàu và 2 tàu trong số đó đã ra khơi. Đến cuối tháng 7, ngư dân Quảng Bình đã có 10 hợp đồng đóng tàu mới (gồm 1 tàu dịch vụ vỏ thép và 8 tàu khai thác vỏ gỗ) được ký kết để vay vốn với tổng số tiền gần 74 tỷ đồng.
Các ngân hàng đã giải ngân hơn 21 tỷ đồng, giúp ngư dân thuận lợi hơn trong việc triển khai đóng tàu mới. Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, Quảng Bình là một trong năm tỉnh (Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang) có số hợp đồng vay vốn nhiều nhất và tiến độ giải ngân nhanh nhất cả nước.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, tỉnh Quảng Bình sẽ đóng mới 5 tàu dịch vụ hậu cần khai thác và 80 tàu khai thác hải sản.
Tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng sửa đổi lại hướng dẫn thực hiện chính sách vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu theo hướng mở rộng đối tượng tham gia; đồng thời bãi bỏ quy định về giá trần đóng mới tàu vỏ gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Có thể bạn quan tâm

Thông qua Hội nông dân Lào Cai, Trung ương Hội nông dân Việt Nam vừa đầu tư cho vay 300 triệu đồng để xây dựng mô hình nuôi ngựa sinh sản thí điểm tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn.

Mưa lớn kéo dài trong dịp cuối tháng 7 và ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua đã làm cho nhiều diện tích rau ở các vùng ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng, năng suất giảm mạnh. Mặc dù giá rau có tăng do sản lượng giảm nhưng nông dân vẫn buồn vì thất thu.

Chỉ với 1 sào đất, người nông dân có thể thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng rau. Thực tế đó đang khiến nhiều hộ dân ở khu phố 5, phường Thác Mơ (TX. Phước Long, Bình Phước) hy vọng trong tương lai mô hình sản xuất này sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ.

Chưa bao giờ nông dân nuôi cá tra lâm vào cảnh bi đát như hiện nay khi mà hơn 90% đã bỏ nghề do lỗ kéo dài, mắc nợ ngân hàng. Số còn lại cầm cự sống được là nhờ có mô hình, hợp đồng nuôi liên kết với doanh nghiệp.

Giá thu mua nhiều nông sản đang có dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài tụt dốc. Nông dân các tỉnh phía Nam đang kỳ vọng thu lợi trong những tháng cuối năm, khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm cũng như thủy sản tăng hơn ngày thường...