Quảng Bình giải ngân trên 21 tỷ đồng cho ngư dân

Theo ông Trần Đình Du - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, kiêm Phó BCĐ thực hiện NĐ 67 tỉnh Quảng Bình, đã thực hiện tiếp nhận 40 hồ sơ vay vốn từ các ngư dân trong tỉnh, đã thẩm định và phê duyêt 17 hồ sơ (có 11 hồ sơ đóng tàu vỏ gỗ và 6 hồ sơ tàu vỏ thép).
Ngư dân đã thực hiện đóng mới 8 tàu và 2 tàu trong số đó đã ra khơi. Đến cuối tháng 7, ngư dân Quảng Bình đã có 10 hợp đồng đóng tàu mới (gồm 1 tàu dịch vụ vỏ thép và 8 tàu khai thác vỏ gỗ) được ký kết để vay vốn với tổng số tiền gần 74 tỷ đồng.
Các ngân hàng đã giải ngân hơn 21 tỷ đồng, giúp ngư dân thuận lợi hơn trong việc triển khai đóng tàu mới. Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, Quảng Bình là một trong năm tỉnh (Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang) có số hợp đồng vay vốn nhiều nhất và tiến độ giải ngân nhanh nhất cả nước.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, tỉnh Quảng Bình sẽ đóng mới 5 tàu dịch vụ hậu cần khai thác và 80 tàu khai thác hải sản.
Tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng sửa đổi lại hướng dẫn thực hiện chính sách vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu theo hướng mở rộng đối tượng tham gia; đồng thời bãi bỏ quy định về giá trần đóng mới tàu vỏ gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), giá các mặt hàng thủy hải sản giảm mạnh, khoảng 20 - 30% so với đầu năm 2014.

Thời gian qua ở Đồng Nai, giá heo hơi liên tục tăng và hiện đang đứng ở mức 53-55 ngàn đồng/kg, mức cao nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Gà lông màu cũng tăng giá mạnh, ở mức người chăn nuôi có lãi: từ 40-44 ngàn đồng/kg. Do đó, người chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai đang mạnh dạn tái đàn, tăng đàn.

Tháng 5 – 6 là mùa trái cây chín rộ ở miền Nam. Dạo quanh các chợ hay các lề đường ở TP.Cần Thơ, đâu đâu cũng thấy các loại trái cây như chôm chôm, xoài, măng cụt, dâu xanh, dâu Hạ Châu..., bày bán với giá rẻ bất ngờ.

Tham gia liên minh sản xuất, năng suất tăng, có đầu ra ổn định cho sản phẩm với giá cao, lợi nhuận tăng, thất thoát giảm...

Khác với nhiều mặt hàng nông - thủy sản phải lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu, ngành gỗ chế biến có thể nói đã “thoát Trung” khi cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực, kể cả nhập khẩu gỗ nguyên liệu của mặt hàng này không có Trung Quốc.