Quảng Bình giải ngân trên 21 tỷ đồng cho ngư dân

Theo ông Trần Đình Du - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, kiêm Phó BCĐ thực hiện NĐ 67 tỉnh Quảng Bình, đã thực hiện tiếp nhận 40 hồ sơ vay vốn từ các ngư dân trong tỉnh, đã thẩm định và phê duyêt 17 hồ sơ (có 11 hồ sơ đóng tàu vỏ gỗ và 6 hồ sơ tàu vỏ thép).
Ngư dân đã thực hiện đóng mới 8 tàu và 2 tàu trong số đó đã ra khơi. Đến cuối tháng 7, ngư dân Quảng Bình đã có 10 hợp đồng đóng tàu mới (gồm 1 tàu dịch vụ vỏ thép và 8 tàu khai thác vỏ gỗ) được ký kết để vay vốn với tổng số tiền gần 74 tỷ đồng.
Các ngân hàng đã giải ngân hơn 21 tỷ đồng, giúp ngư dân thuận lợi hơn trong việc triển khai đóng tàu mới. Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, Quảng Bình là một trong năm tỉnh (Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang) có số hợp đồng vay vốn nhiều nhất và tiến độ giải ngân nhanh nhất cả nước.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, tỉnh Quảng Bình sẽ đóng mới 5 tàu dịch vụ hậu cần khai thác và 80 tàu khai thác hải sản.
Tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng sửa đổi lại hướng dẫn thực hiện chính sách vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu theo hướng mở rộng đối tượng tham gia; đồng thời bãi bỏ quy định về giá trần đóng mới tàu vỏ gỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Có thể bạn quan tâm

Quyết tâm tìm ra mô hình kinh tế hiệu quả, anh Phạm Văn Lòng, ngụ tại ấp Bàu Khai, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi rắn ráo trâu. Mô hình này đã đem lại lợi nhuận cao cho gia đình anh Lòng.

Dựa vào đặc điểm sản xuất của ngoại thành, Long Xuyên (An Giang) triển khai mô hình này, từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất, tạo điều kiện cho nông dân làm ăn ngày càng thuận lợi. Phong trào “Hợp tác trồng rau an toàn” ở Mỹ Hoà Hưng từng bước phát triển mạnh, hướng tới năng suất, chất lượng và hiệu quả bền vững.

Ngày 13-3-2013, Hội thủy sản tỉnh Bến Tre đã có cuộc họp với các thành viên trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai kế hoạch tổ chức kỷ niệm 54 năm Ngày Truyền thống ngành thủy sản Việt Nam.

Gần đây, tại một số tỉnh phía Nam xuất hiện nhiều dịch bệnh gây hại mới như bệnh đốm trắng trên thanh long, sâu đục trái bưởi, rệp sáp hồng hại sắn (khoai mì)..., làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn.

Hiện giá heo hơi thương lái mua của người chăn nuôi trong tỉnh Đồng Nai chỉ còn 33 - 35 ngàn đồng/kg với heo nuôi ở các hộ nhỏ lẻ; từ 36 - 38 ngàn đồng/kg với heo nuôi trang trại. Ngoài ra, theo phản ảnh của một số người chăn nuôi, heo có trọng lượng từ 100 kg/con trở lên rất khó bán. Với giá heo hơi như hiện nay, người chăn nuôi đang thua lỗ từ 700 - 900 ngàn đồng/tạ.