Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản Lý Tốt Môi Trường Là Giải Pháp Tối Ưu Cho Tôm Nuôi Phát Triển

Quản Lý Tốt Môi Trường Là Giải Pháp Tối Ưu Cho Tôm Nuôi Phát Triển
Ngày đăng: 04/07/2014

Ngày 1/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật kết hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng, diễn biến tình hình bệnh tôm ở tỉnh Cà Mau và đề xuất biện pháp khắc phục.

28 báo cáo tham luận của các nhà khoa học, hội người nuôi tôm và hộ nuôi tôm thành công trong nhiều năm qua thuộc 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đã chỉ ra được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết dịch bệnh gan tuỵ trên tôm nuôi. Ðồng thời cũng nêu ra được nhiều giải pháp phòng ngừa hiệu quả bước đầu. Trong đó, quản lý môi trường ao nuôi từ vật tư đầu vào, thức ăn được kiểm soát tốt thì tôm nuôi sẽ phát triển tốt và mang lại thành công cho vụ nuôi.

Tiến sĩ Lê Hồng Phúc, Viện Nghiên cứu Thuỷ sản II, nhận định, môi trường ao nuôi được xem là tác nhân gây bệnh xâm nhập, lưu trú, phát triển và tấn công vật nuôi, gây bùng phát bệnh. Các yếu tố nguy cơ khác như ao đã bị bệnh rồi dễ bị bệnh tái phát, ao lót bạt bờ dễ bệnh hơn ao không lót bạt bờ…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng cho rằng, việc tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng, diễn biến tình hình bệnh tôm ở tỉnh Cà Mau và đề xuất biện pháp khắc phục là hết sức quan trọng. Ðây là cơ hội cho các nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân đang trực tiếp nuôi tôm trao đổi thông tin và kinh nghiệm cho nhau, từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu giúp nghề nuôi tôm của Cà Mau nói riêng, các tỉnh khu vực ÐBSCL nói chung phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Khuyến Cáo Nông Dân Tạm Dừng Thả Tôm Nuôi Trái Vụ Ở Cà Mau Khuyến Cáo Nông Dân Tạm Dừng Thả Tôm Nuôi Trái Vụ Ở Cà Mau

Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau khuyến cáo nông dân: Vào thời điểm này nên tạm dừng việc thả tôm nuôi, nhằm tránh những rủi ro. Đây là vụ thả nuôi trái vụ, mặt khác do thời tiết khô hạn gay gắt nên nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nếu thả tôm nuôi vào thời điểm này sẽ không hiệu quả, thậm chí sẽ bị lỗ do chi phí đầu tư cao.

16/03/2013
Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Cao Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Cao

Tính đến thời điểm này, bà con nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) thả nuôi được khoảng 500ha tôm nuôi công nghiệp, trong đó có gần 300ha tôm thẻ chân trắng, tăng gấp 1,5 lần so với diện tích tôm sú.

07/08/2013
Đưa Khoa Học Lên Đồng Ruộng Đưa Khoa Học Lên Đồng Ruộng

Anh Mai Công Quốc ở ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, đã trải nghiệm vụ mùa 2012 gần 50 loại giống lúa chịu mặn trên đất nuôi tôm với năng suất cao. Anh góp phần rất lớn cho Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, Viện lúa đbscl chọn ra giống lúa chịu mặn, đáp ứng nhu cầu sản xuất tại địa phương.

24/06/2013
Cấp Giống Thanh Long Ruột Đỏ Cho 4 Hộ Dân Xã Trà Phú (Quảng Ngãi) Cấp Giống Thanh Long Ruột Đỏ Cho 4 Hộ Dân Xã Trà Phú (Quảng Ngãi)

Từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân năm 2013, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp hỗ trợ 1.300 hom giống thanh long ruột đỏ cho 4 hộ dân tại xã Trà Phú (Trà Bồng). Được biết, cách đây 3 năm, cây thanh long ruột đỏ được đưa vào trồng thử nghiệm ở hai xã Trà Phú và Trà Bình đã phát huy hiệu quả.

07/08/2013
Chuối Tiêu Hồng Phù Hợp Với Đồng Đất Đại Từ (Thái Nguyên) Chuối Tiêu Hồng Phù Hợp Với Đồng Đất Đại Từ (Thái Nguyên)

Mô hình chuối tiêu hồng nuôi cấy mô được Trạm Khuyến nông huyện triển khai với diện tích 2 ha, tập trung ở xóm Lược 1 và Lược 2, xã Phục Linh (Đại Từ - Thái Nguyên) từ tháng 3/2012. Bước đầu cho kết quả khả quan, giống chuối này có thể trồng được trên đồng đất Đại Từ.

12/12/2012