Quản Lý Tốt Môi Trường Là Giải Pháp Tối Ưu Cho Tôm Nuôi Phát Triển

Ngày 1/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật kết hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng, diễn biến tình hình bệnh tôm ở tỉnh Cà Mau và đề xuất biện pháp khắc phục.
28 báo cáo tham luận của các nhà khoa học, hội người nuôi tôm và hộ nuôi tôm thành công trong nhiều năm qua thuộc 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đã chỉ ra được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết dịch bệnh gan tuỵ trên tôm nuôi. Ðồng thời cũng nêu ra được nhiều giải pháp phòng ngừa hiệu quả bước đầu. Trong đó, quản lý môi trường ao nuôi từ vật tư đầu vào, thức ăn được kiểm soát tốt thì tôm nuôi sẽ phát triển tốt và mang lại thành công cho vụ nuôi.
Tiến sĩ Lê Hồng Phúc, Viện Nghiên cứu Thuỷ sản II, nhận định, môi trường ao nuôi được xem là tác nhân gây bệnh xâm nhập, lưu trú, phát triển và tấn công vật nuôi, gây bùng phát bệnh. Các yếu tố nguy cơ khác như ao đã bị bệnh rồi dễ bị bệnh tái phát, ao lót bạt bờ dễ bệnh hơn ao không lót bạt bờ…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng cho rằng, việc tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng, diễn biến tình hình bệnh tôm ở tỉnh Cà Mau và đề xuất biện pháp khắc phục là hết sức quan trọng. Ðây là cơ hội cho các nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân đang trực tiếp nuôi tôm trao đổi thông tin và kinh nghiệm cho nhau, từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu giúp nghề nuôi tôm của Cà Mau nói riêng, các tỉnh khu vực ÐBSCL nói chung phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi. Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.

Trước cảnh “lúa trúng mùa, rớt giá” như hiện nay nhiều nông dân đang “rầu thúi ruột” nhưng có người ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lại xuống giống vụ 3 ngoài chủ trương của chính quyền địa phương để tăng sản lượng lúa và nâng cao thu nhập bất chấp nước lũ từ thượng nguồn đang đổ về… Chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm giải pháp “cứu” hàng trăm hộ dân này.

Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân Sóc Trăng đã thu hoạch được trên 50% diện tích trên tổng diện tích gần 200.000 ha xuống giống. Giá lúa năm nay thấp hơn trung bình khoảng 500 đồng/kg so với vụ lúa hè thu năm trước. Nếu trồng loại lúa thường thì sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi không đáng kể. Tuy nhiên, với những hộ làm lúa giống chất lượng cao, lúa đặc sản thì lợi nhuận vẫn đạt trên 30% so với giá thành sản xuất.

Thông tin từ Phòng NNPTNT huyện Bình Tân, hiện nay trên địa bàn có hàng ngàn ha khoai lang bị sâu lạ tấn công trên củ khoai.

Theo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, đến thời điểm này, có 34/40 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 đã hoàn thành tiêu chí giao thông.