Quản Lý Tốt Môi Trường Là Giải Pháp Tối Ưu Cho Tôm Nuôi Phát Triển

Ngày 1/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật kết hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng, diễn biến tình hình bệnh tôm ở tỉnh Cà Mau và đề xuất biện pháp khắc phục.
28 báo cáo tham luận của các nhà khoa học, hội người nuôi tôm và hộ nuôi tôm thành công trong nhiều năm qua thuộc 3 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đã chỉ ra được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết dịch bệnh gan tuỵ trên tôm nuôi. Ðồng thời cũng nêu ra được nhiều giải pháp phòng ngừa hiệu quả bước đầu. Trong đó, quản lý môi trường ao nuôi từ vật tư đầu vào, thức ăn được kiểm soát tốt thì tôm nuôi sẽ phát triển tốt và mang lại thành công cho vụ nuôi.
Tiến sĩ Lê Hồng Phúc, Viện Nghiên cứu Thuỷ sản II, nhận định, môi trường ao nuôi được xem là tác nhân gây bệnh xâm nhập, lưu trú, phát triển và tấn công vật nuôi, gây bùng phát bệnh. Các yếu tố nguy cơ khác như ao đã bị bệnh rồi dễ bị bệnh tái phát, ao lót bạt bờ dễ bệnh hơn ao không lót bạt bờ…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng cho rằng, việc tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng, diễn biến tình hình bệnh tôm ở tỉnh Cà Mau và đề xuất biện pháp khắc phục là hết sức quan trọng. Ðây là cơ hội cho các nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân đang trực tiếp nuôi tôm trao đổi thông tin và kinh nghiệm cho nhau, từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu giúp nghề nuôi tôm của Cà Mau nói riêng, các tỉnh khu vực ÐBSCL nói chung phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh), tính đến thời điểm ngày 3-6, diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh trên địa bàn thành phố là 280,42 ha/1020 ha; số hộ bị ảnh hưởng là 383 hộ.

Sau những cơn mưa đầu mùa, người dân ở các huyện phía đông của tỉnh Tiền Giang soi ếch đồng bán được giá cao kỷ lục so với những mùa mưa trước đây. Hiện một kg ếch ở các chợ xã, huyện trong tỉnh được thương lái thu mua với giá 100.000 - 110.000 đồng/kg, sau đó bán lại với giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg.

Thu nhập 6 triệu đồng/lần xuất chuồng bán là lợi nhuận có được từ mô hình nuôi thỏ New Zealand của anh Hồ Hoàng Tân, khu vực 2, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ (ảnh).

Nghệ An là một trong số ít địa phương có số lượng gấu nuôi nhốt nhiều nhất cả nước vì có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, gần đây do nhu cầu dùng mật gấu không còn nhiều, cộng thêm các quy định về quản lý và bảo vệ loài động vật này nên số lượng gấu nuôi giảm nhanh chóng. Điều đáng buồn là số gấu nuôi giảm không phải do được trả về lại môi trường tự nhiên, mà giảm vì bị giết thịt nấu cao…

Là người đầu tiên thực hiện thành công mô hình nuôi chim trĩ đỏ - một loài chim quý, có giá trị kinh tế cao, hiện trang trại của anh Võ Lợi (Tổ 17, phường Phú Bài, Hương Thủy, TP Huế) cho thu nhập trên 200 triệu/năm.