Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản lý nước trong ao lắng

Quản lý nước trong ao lắng
Ngày đăng: 27/09/2015

Vì vậy, để có nguồn nước sạch và ổn định các yếu tố nhiệt độ, độ pH, độ mặn, độ trong... thì việc đầu tư xây dựng và quản lý nước trong ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi là rất cần thiết. ​

Nhận định về vấn đề này, chị Đỗ Thị Cẩm Hương nuôi tôm tại xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An cho biết:

"Sử dụng ao lắng giúp cho chị yên tâm rất nhiều vì nguồn nước cấp trực tiếp từ sông dễ bị ô nhiễm do môi trường xung quanh nhất là vào mùa mưa môi trường nước không ổn định làm tôm dễ bị sốc và nhiễm bệnh".

Để nâng cao hiệu quả sử dụng ao lắng, bà con nông dân cần lưu ý thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, ao lắng không cần diện tích quá lớn, thường cần khoảng 20 - 25% diện tích ao nuôi.

Thứ hai, khi lấy nước từ kênh, rạch, sông… vào ao lắng cần qua cống cấp có túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng, cá tạp...

Thứ ba, sau khi lấy nước vào ao lắng cần chạy quạt nước liên tục trong 2 - 3 ngày để kích thích trứng tôm, ốc, côn trùng, cá tạp nở thành ấu trùng.

Thứ tư, cần diệt tạp, diệt khuẩn nước trong ao lắng, vào khoảng 8 giờ sáng hoặc vào lúc 16 giờ chiều. Nên sử dụng chlorine với nồng độ 30ppm (30 kg/1000m3 nước) hoặc những chất diệt tạp có tên trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất cấm.

Thứ năm, sau khi diệt tạp, diệt khuẩn, tiếp tục cho quạt nước liên tục trong 10 ngày để phân hủy dư lượng chlorine. Có thể kiểm tra dư lượng chlorine bằng thuốc thử.

Thứ sáu, khi cấp nước từ ao lắng qua ao nuôi cần qua ít nhất 2 lớp túi lọc bằng vải dày. Mức nước cấp vào ao nuôi đạt từ 1,3 - 1,5m là thích hợp. Sau khi cấp nước, để lắng khoảng 2 ngày.

Thực hiện đầy đủ các thao tác nêu trên, chúng ta sẽ đảm bảo có được nguồn nước sạch để nuôi tôm vì nguồn nước sạch sẽ giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro do dịch bệnh và tạo môi trường thuận lợi cho tôm sinh trưởng.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Chịu Lép Nông Dân Chịu Lép

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ đầu tháng 7 đến nay, giá gạo nguyên liệu tại ĐBSCL đang tăng. Giá gạo được doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu mua vào từ 6.850 - 7.000 đồng/kg đối với giống IR 50404 (tùy chất lượng), tăng khoảng 100-150 đồng/kg so với mức giá tuần rồi.

17/07/2014
Trao Thưởng Cho Doanh Nghiệp Phát Triển Chăn Nuôi Trao Thưởng Cho Doanh Nghiệp Phát Triển Chăn Nuôi

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo giới thiệu về Triển lãm ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến thịt Vietstock 2014 do Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT tổ chức sáng 1/8 tại Hà Nội.

02/08/2014
Hiệu Quả Mô Hình Ghép Cà Phê Chồi Hiệu Quả Mô Hình Ghép Cà Phê Chồi

Hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đak Lak nói riêng các vườn cà phê này đang bước vào thời kỳ già cỗi, tốc độ sinh trưởng phát triển giảm mạnh, năng suất kém nên vấn đề cưa đốn phục hồi vườn cây cần được áp dụng cấp bách trong canh tác hiện nay.

17/07/2014
Cần Giải Pháp Lâu Dài Cho Trái Cây Đặc Sản Cần Giải Pháp Lâu Dài Cho Trái Cây Đặc Sản

Măng cụt được xem là một trong loại trái cây ngon, đặc sản của vùng ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Thế nhưng, giá bán của loại trái cây đặc sản này có xu hướng ngày càng giảm trong những năm gần đây, nhất là khi vào mùa thu hoạch rộ.

17/07/2014
Trại Bò Ông Xuân Trại Bò Ông Xuân

Về công việc cụ thể, ông Xuân nói sẽ đi theo 2 hướng nuôi bò sinh sản và vỗ béo bò thịt. Đơn giản ông nghĩ ông cha ta ngày xưa nuôi bò chỉ chăn thả ngoài đồng, lấy công làm lãi thì nay có vốn đầu tư sẽ nuôi bò để làm giàu. Sau thời gian vừa xây dựng chuồng trại, vừa bắt bò về nuôi ông Xuân đã có đôi chút kinh nghiệm với nghề.

02/08/2014