Quản lý dịch bệnh còn nhiều bất cập

Một số địa phương vài năm không xảy ra dịch nên người dân chăn nuôi lơ là không tiêm phòng cúm gia cầm, không quan tâm đăng ký chăn nuôi, đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện chăn nuôi kém. Trong 6 tháng đầu năm đã phát hiện 2 ổ dịch cúm gia cầm Long Mỹ (Mang Thít), Hòa Lộc (Tam Bình). Các loại dịch bệnh khác xảy ra lẻ tẻ, được điều trị không gây thiệt hại lớn.
Số kiểm dịch trên gia cầm giảm do các công ty kéo dãn thời gian thả nuôi gia công trong các tháng đầu năm. Kiểm dịch đối với thịt gia súc, gia cầm tăng do nhu cầu thị trường, chủ yếu là xuất đi Cần Thơ. Kiểm dịch thủy sản giảm do nghề nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn nên nhiều hộ dân đã treo ao, các công ty thu hẹp quy mô nuôi dẫn đến sản lượng cá giống lưu thông giảm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống không đăng ký kiểm dịch khi vận chuyển.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 15.9, đại tá Đoàn Quốc Thư, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết Công an tỉnh có công điện khẩn chỉ đạo công an các cấp trong tỉnh tăng cường hoạt động nghiệp vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong thu hoạch, kinh doanh sầu riêng trên địa bàn.

Ngày 16/9, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, cơn bão số 3 đã làm 57 ha lúa và 640 ha hoa màu bị ngập, ngã đổ.

Nhằm tái cơ cấu ngành trồng trọt, tỉnh Thanh Hóa đã trích ngân sách 17 tỷ đồng hỗ trợ SX vụ đông (gồm giống ngô, đậu tương và mô hình liên kết SX, bao tiêu sản phẩm).

Chiều 16/9, qua tổng hợp nhanh, Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, mưa lớn kèm gió mạnh đã làm 3.440 ha lúa hè thu của nhân dân trên địa bàn bị ngập úng, ngã đổ.

Lúa là cây trồng chủ lực ở Phú Yên, song hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp, do bộ giống cũ, mật độ sạ cao làm tăng chi phí đầu vào, tăng phân bón và thuốc BVTV.