Quản lý chặt thuốc diệt cỏ

Chỉ thị nhấn mạnh, giao Sở NN-PTNT tỉnh chủ trì ban hành văn bản, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai quản lý chặt chẽ việc buôn bán, sử dụng thuốc trừ cỏ đảm bảo theo đúng quy định.
Tổ chức đánh giá khoa học về tác động của thuốc liên quan đến môi trường đất, nước, không khí…, có báo cáo và đề xuất với tỉnh trong việc sử dụng thuốc trừ cỏ, đảm bảo an toàn cho SX nông nghiệp sạch và thu hút phát triển du lịch… Mọi công việc phải xong trước ngày 30/9/2015.
Sở GT- VT vận động các doanh nghiệp duy tu, bảo dưỡng hành lang đường bộ cùng ký các cam kết không sử dụng thuốc diệt cỏ trong duy tu, bảo dưỡng đường giao thông các loại… xong trước ngày 20/9/2015.
Các địa phương, đơn vị chức năng tăng cường các biện pháp khẩn cấp trong kiểm tra việc mua bán, sử dụng thuốc trừ cỏ. Các xã, phường có trách nhiệm hướng dẫn thôn, bản và người dân xây dựng hương ước, quy ước để có cam kết tới từng người dân, nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ...
Có thể bạn quan tâm

Sau ca cao và mắc ca, đến lượt cao lương, sachi được các doanh nghiệp đưa về Việt Nam kèm theo lời giới thiệu "có cánh" như vua của các loài hạt, siêu thực phẩm, cây "tỷ đô"...

Sau khi xuất khẩu thành công quả vải thiều sang Mỹ, Việt Nam đang xúc tiến chuẩn bị để xuất khẩu quả nhãn lồng sang thị trường khó tính này trong tháng 8.

Tháng 7, nhiều mặt hàng xuất khẩu nông sản đã có sự phục hồi, tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tình hình xuất khẩu nông sản vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Sau khi trừ chi phí, nhà vườn thu nhập mỗi công táo hồng đạt từ 30- 40 triệu đồng.

Chưa tới một tháng rưỡi nữa thì nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ bước vào vụ thu hoạch mía chính vụ của niên vụ mía 2015-2016. Hiện nay, bên cạnh việc triển khai những giải pháp để chuẩn bị cho mùa vụ mới thì vấn đề đang gây tranh cãi và cứ lặp đi lặp lại trước khi vào vụ ép mía hàng năm là việc chưa thống nhất về thời gian vào vụ và giá thu mua mía của các nhà máy đường.