Quản lý chặt chẽ các giống mắc ca

Theo ông Quách Đại Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, để có được sản phẩm mắc ca đồng đều, đạt chuẩn quốc tế, phải sử dụng giống đã được quốc tế nghiên cứu và đánh giá là giống có năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, do nhu cầu trồng mắc ca lớn, nên đang xuất hiện rất nhiều đơn vị bán mắt ghép giả cho bà con. Cây mắt ghép giả nhân rất nhỏ, có giá khoảng 30.000 đồng/mắt ghép, mắt ghép thật có giá 70.000 đồng/mắt ghép. Nhưng mắt ghép thật chỉ 3 năm là cho trái, trong khi mắt ghép giả 5-7 năm mới cho trái.
Do đó cơ quan quản lý phải kiểm soát chặt từ các vườn cây đầu dòng. Chỉ những vườn được phê duyệt mới được dùng để lấy hom, ghép và sử dụng để sản xuất cây giống.
Theo quy định của Bộ NN&PTNT, những cây đầu dòng không được cấp chứng chỉ, cây con không được chứng nhận, sẽ không được đưa vào sản xuất.
Những ai cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt. Cá nhân bị phạt thấp nhất 10 triệu đồng. Đồng thời toàn bộ cây và giống chưa hợp lệ sẽ bị tiêu hủy.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều kế sách hay đã được các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo các đơn vị khai thác công trình thủy lợi (CTTL) đưa ra để ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ CTTL.

Xoài là một trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh Đồng Tháp chọn, để phát triển ổn định bền vững, vì vậy đòi hỏi có sự liên kết chặt chẽ giữa DN và nông dân.

Trong tái cơ cấu kinh tế, KH-CN đã được xác định là động lực then chốt để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững.

Theo thông báo của cơ quan thú y Campuchia, hiện dịch lợn tai xanh đã xảy ra tại 4 tỉnh của nước này là: Siem Reap, Kam pong Cham, Prey Veng và Svay Rieng.

Ngày 24/10, tại xã Thung Nai (huyện Cao Phong, Hòa Bình), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT Hòa Bình tổ chức thả cá giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng hồ Hòa Bình.