Quản lý chặt chẽ các giống mắc ca

Theo ông Quách Đại Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, để có được sản phẩm mắc ca đồng đều, đạt chuẩn quốc tế, phải sử dụng giống đã được quốc tế nghiên cứu và đánh giá là giống có năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, do nhu cầu trồng mắc ca lớn, nên đang xuất hiện rất nhiều đơn vị bán mắt ghép giả cho bà con. Cây mắt ghép giả nhân rất nhỏ, có giá khoảng 30.000 đồng/mắt ghép, mắt ghép thật có giá 70.000 đồng/mắt ghép. Nhưng mắt ghép thật chỉ 3 năm là cho trái, trong khi mắt ghép giả 5-7 năm mới cho trái.
Do đó cơ quan quản lý phải kiểm soát chặt từ các vườn cây đầu dòng. Chỉ những vườn được phê duyệt mới được dùng để lấy hom, ghép và sử dụng để sản xuất cây giống.
Theo quy định của Bộ NN&PTNT, những cây đầu dòng không được cấp chứng chỉ, cây con không được chứng nhận, sẽ không được đưa vào sản xuất.
Những ai cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt. Cá nhân bị phạt thấp nhất 10 triệu đồng. Đồng thời toàn bộ cây và giống chưa hợp lệ sẽ bị tiêu hủy.
Có thể bạn quan tâm

Sở hữu vườn na hoàng hậu rộng 2 ha, ông Nguyễn Văn Năm (65 tuổi, ấp Phú Hưng, xã Phú Hựu, H.Châu Thành, Đồng Tháp) ghép cành để bán cây giống thu lãi hơn 700tr

Ông Trần Quốc Hưng (xã Đăk Tờ Re, H.Kon Rẫy, Kon Tum) đang sở hữu hơn 20 ha đất trồng khoai mì (sắn), cao su và 1 trang trại nuôi heo cho thu nhập hơn 500 triệu

Chị Nguyễn Thị Nga, chủ vườn kiểng Lâm Nga là người phụ nữ duy nhất trong số 7 người được tôn vinh “Nông dân Bến Tre xuất sắc lần thứ I, 2017”

Ông Lê Minh Tuấn, Tổ dân phố 13, phường Lộc Phát (TP Bảo Lộc) đã có trong tay đàn bò gần 150 con và mang lại nguồn lợi nhuận từ 1,2 - 1,5 tỷ đồng/năm.

Mạnh dạn đầu tư trồng mãng cầu xiêm với diện tích 4,5 ha, chỉ sau 2 năm, ông Nguyễn Văn Hận (ngụ TP.Cần Thơ) thu lãi hơn 1 tỉ đồng.