Quá Khan Hiếm Nguyên Liệu Bạch Tuộc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, Việt Nam là nước XK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 vào Hàn Quốc.
Mặc dù vậy, sản lượng mực, bạch tuộc Việt Nam XK vào thị trường này chỉ bằng phân nửa so với Trung Quốc và các DN mực, bạch tuộc Việt Nam đang thiếu nguyên liệu chế biến.
Trong năm 2013 và 2 tháng đầu năm 2014, nhu cầu NK bạch tuộc của Hàn Quốc tiếp tục tăng, nhất là các mặt hàng bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối. Cụ thể, Hàn Quốc tăng giá trị NK bạch tuộc từ Maritania lên tới hơn 300%, 104% từ Thái Lan, 15% từ nguồn cung lớn nhất là Trung Quốc và chỉ tăng khoảng 6% từ Việt Nam.
Theo phản ánh của các DN XK mực, bạch tuộc Việt Nam, trong 2 năm gần đây, nguồn cung bạch tuộc trong nước bị cạn kiệt, khối lượng hàng đủ tiêu chuẩn XK ít. Do đó, nhiều DN chủ động giảm hoặc bỏ bạch tuộc ra khỏi cơ cấu hải sản XK.
Tính đến hết tháng 2/2014, bạch tuộc chiếm từ 38-53% tổng giá trị NK nhuyễn thể của Hàn Quốc và giá trị NK liên tục tăng với mức tăng trung bình 11- 40%.
VASEP cho biết, mặc dù là nguồn cung lớn thứ 2 tại Hàn Quốc nhưng giá trị NK bạch tuộc từ Việt Nam chỉ bằng 1/2 so với Trung Quốc. Dự báo, trong năm 2014, nhu cầu NK bạch tuộc của Hàn Quốc có thể tăng từ 5-20% so với năm 2013.
Tuy nhiên, để cạnh tranh được với các DN Trung Quốc, Thái Lan, Senegal, Maritania… thì nguyên liệu là một vấn đề khó giải cho các DN XK Việt Nam, trong khi theo lộ trình thuế NK trong năm nay tăng 1-2% so với năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nông dân ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) chọn nuôi cá chình để phát triển kinh tế. Bởi cá chình dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn... Với giá từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, cá chình trở thành loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là đầu ra tương đối ổn định.

Gần đây, nhiều vườn hồ tiêu trên địa bàn Quảng Trị bị chết hàng loạt, thiệt hại lớn về kinh tế và gây tâm lý lo lắng cho người dân.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng vừa hoàn thiện và chuyển giao “quy trình sản xuất cà rốt đẹp” cho nông dân các khu vực chuyên canh cà rốt như Trại Mát, Xuân Thọ (Đà Lạt) với tổng diện tích gieo trồng khoảng 2.000 ha/năm.

Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang vừa triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 5 hecta tại hộ nuôi tôm Trần Văn Mừng, ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông.

Sau khi Báo SGGP có bài phản ánh “Ùn ùn bán đáy ao tôm… trả nợ”, ngày 21-5, UBND huyện Duyên Hải (Trà Vinh) có công văn chỉ đạo ngành chức năng tạm ngưng cấp phép cải tạo ao hồ tận thu cát trên địa bàn 2 xã Dân Thành và Trường Long Hòa, kiểm tra thực tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường.