PVFCCO ký hợp đồng mở rộng Nhà máy NPK Phú Mỹ

Sáng 7/6, tại Hà Nội, TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCO) cùng liên danh các nhà thầu gồm Tập đoàn Technip, Cty ThyssenKrupp Industria Solutions và TCty CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) tiến hành lễ ký hợp đồng EPC thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, thi công xây lắp và chạy thử Tổ hợp NH3 (mở rộng) Nhà máy NPK Phú Mỹ.
Tổ hợp có diện tích 15 ha, được xây dựng trong khuôn viên Nhà máy Đạm Phú Mỹ tại KCN Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng mức đầu tư là gần 5.000 tỷ đồng (tương đương 237 triệu USD), trong đó 70% là vốn vay và 30% còn lại là vốn chủ đầu tư.
Tổ hợp gồm 2 công trình chính là xưởng NH3 và Nhà máy NPK Phú Mỹ. Dự án NH3 sau khi mở rộng sẽ nâng công suất xưởng NH3 từ 450.000 tấn/năm lên 540.000 tấn/năm và Nhà máy NPK Phú Mỹ có công suất 250.000 tấn/năm.
Ông Cao Hoài Dương - TGĐ PVFCCO nhấn mạnh, Dự án có lợi thế là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ hóa học của hãng Incro SA (Tây Ban Nha), công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay, để SX ra NPK chất lượng cao, đảm bảo đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế nên rất phù hợp với thổ nhưởng, cây trồng tại nước ta.
Dự kiến, sau 26 tháng triển khai, tổ hợp sẽ được vận hành thương mại vào quý II/2017, đưa PVFCCO lên một nấc thang mới trong lĩnh vực phân bón.
Có thể bạn quan tâm

Với niềm đam mê nuôi chim chóc từ thuở còn để chỏm, cộng với tính ham học hỏi, anh Lê Hữu Dũng ở thôn Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã trở thành triệu phú từ nghề nuôi chim cút.

Vụ đông xuân 2011 - 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng mô hình trồng lạc giống mới L14 thâm canh năng suất cao. Mô hình được thực hiện với quy mô 3 ha tại xứ đồng Tre, thôn Thọ Tây, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh), với 35 hộ nông dân tham gia.

Từ một hộ nghèo ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, bằng sự chăm chỉ và mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mô hình nuôi dê và lợn rừng của gia đình anh nông dân Lương Văn Say đã đem lại hiệu quả kinh tế cao

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh đốm trắng, bệnh Taura hoặc tôm chết không rõ nguyên nhân thì người nuôi nhanh chóng đóng kín cửa cống, tuyệt đối không tự ý xả thải nước, tôm chết trong ao ra ngoài môi trường tự nhiên