Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Thức Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa

Phương Thức Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa
Ngày đăng: 23/11/2013

Gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Xin giới thiệu một số kỹ thuật khi áp dụng mô hình này.

Chọn những loài cá ăn thức ăn tự nhiên như: chép, rô phi, mè, trôi... để nuôi kết hợp trong ruộng lúa.

Thiết kế ruộng nuôi

Diện tích ruộng nuôi tốt nhất từ 1.000 - 10.000m2, mương bao chiếm 20 - 25% tổng diện tích. Mương rộng 2 - 3m, sâu 0,8 - 1m so với mặt ruộng, bờ ruộng cao 1-1,2m.

Ruộng nuôi cá phải có hệ thống cấp và thoát nước riêng, mỗi ruộng gồm 1 cống cấp và 1 cống thoát nước.

Chuẩn bị ruộng và mương

Tháo cạn nước, dọn sạch cây cỏ và lấp hết các hang hốc. Bón vôi để tẩy trùng và khử độ chua, điều chỉnh độ pH. Lượng vôi bón 10-20kg/100m2 mương tùy theo độ chua của đất. Phơi mương 2-3 ngày nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Bón lót phân hữu cơ (heo, gà, vịt) gây nuôi thức ăn tự nhiên cho cá. Lượng phân 20-25kg/100m2 mương. Cấp nước vào mương khoảng 30-40cm, sau 3-4 ngày nâng dần lên 0,8-1m.

Thả cá

Cá có thể thả quanh năm nhưng tốt nhất là vào tháng 1-2.

Mật độ thả: 1-2 con/m2.

Cách thả: Ngâm bao cá giống trong mương khoảng 10-15 phút, sau đó thả từ từ cá vào mương ruộng. Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Chăm sóc, quản lý

Cho cá ăn: Thời gian đầu khi còn ở dưới mương nên bổ sung thức ăn cho cá . Mỗi ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn bằng 2-5% trọng lượng cá. Có thể sử dụng 1 trong 2 công thức sau: Cám gạo 60% + bột ngô 20% + bột cá 20% hoặccám gạo 40% + bột ngô 20% + khô dầu 40%. Sau đó cá chủ yếu sử dụng thức ăn từ ruộng lúa.

Cho cá lên ruộng: Đối với ruộng cấy lúa thì 10-15 ngày. Đối với ruộng sạ lúa thì 20-30 ngày, nâng dần mực nước để cá lên mặt ruộng.

Kiểm tra: Hằng ngày kiểm tra bờ, cống để kịp thời khắc phục thất thoát nước. Kiểm tra ruộng cá lúc 5-6 giờ, nếu cá nổi đầu do thiếu ôxy thì kịp thời cấp thêm nước. Trường hợp cần thiết phải sử dụng nông dược cho ruộng lúa thì phải tháo nước trên ruộng lúa để cá xuống mương. Sau 7 ngày sử dụng thuốc mới cấp nước vào ruộng lúa để tránh ngộ độc cho cá.

Thu hoạch

Sau 6-8 tháng nuôi, có thể thu tỉa những con cá đạt kích cỡ thương phẩm. Sau 1 năm nên tiến hành thu toàn bộ cá, sau đó cải tạo mương chuẩn bị cho vụ nuôi năm sau.


Có thể bạn quan tâm

Huyện Đầm Dơi (Cà Mau) Dịch Bệnh Xuất Hiện Trên Tôm Nuôi Huyện Đầm Dơi (Cà Mau) Dịch Bệnh Xuất Hiện Trên Tôm Nuôi

Do thời tiết diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho quá trình nuôi tôm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, quản lý ao nuôi không hợp lý, chất lượng con giống không đảm bảo nên đã có hiện tượng tôm chết xảy ra ở một số ao nuôi tôm công nghiệp trên địa huyện Đầm Dơi (Cà Mau).

12/09/2014
Thừa Thiên Huếsản Lượng Thủy Sản Toàn Tỉnh Đạt Trên 8.900 Tấn Thừa Thiên Huếsản Lượng Thủy Sản Toàn Tỉnh Đạt Trên 8.900 Tấn

Trong đó, sản lượng thủy sản nước lợ, mặn đạt 5.435,5 tấn các loại (tôm chân trắng, tôm sú, cua, cá…), tăng 33,7%; sản lượng nước ngọt 3.468,9 tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá tôm chân trắng tăng nhẹ, riêng tôm sú và cá nước lợ tăng cao. Tôm sú loại 40 con/kg có giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg; cá dìa, cá đối, cá kình trên 150.000 đồng/kg; cua có giá 150.000- 170.000 đồng/kg.

12/09/2014
Nghệ An Nỗi Lo Tôm Giống Nghệ An Nỗi Lo Tôm Giống

Những năm gần đây, cùng với quá trình mở rộng diện tích tăng mật độ nuôi tôm, môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, diễn biến dịch bệnh trên tôm khó kiểm soát. Năm 2014, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) đối diện với tình trạng tôm bị bệnh gan tụy, tôm chậm lớn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

12/09/2014
Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Thái Bình Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Thái Bình

Hiện nay, Hoàng Diệu (Thái Bình) chỉ còn 2.500/4.129 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, trong đó chăn nuôi có gần 800 hộ với quy mô nhỏ lẻ. Một trong những điểm sáng về chăn nuôi của Hoàng Diệu là mô hình gia trại nuôi lợn rừng của ông Phạm Ðình Phiếm ở tổ 24.

12/09/2014
Cánh Đồng Mẫu Sản Xuất Lúa Chất Lượng Đạt Năng Suất 71,5 Tạ/ha Cánh Đồng Mẫu Sản Xuất Lúa Chất Lượng Đạt Năng Suất 71,5 Tạ/ha

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Sông Hinh và UBND xã Đức Bình Tây (huyện Sông Hinh) vừa tổ chức hội thảo mô hình “Cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng” vụ hè thu 2014. Tham gia hội thảo có 80 nông dân tiêu biểu của xã Đức Bình Tây, 15 nông dân tiêu biểu của xã Sơn Giang và 15 nông dân tiêu biểu của huyện Phú Hòa.

12/09/2014