Phường Phương Nam (Quảng Ninh) được mùa vải chín sớm

Đến Phương Nam những ngày trung tuần tháng 5 khi nhiều nơi khác vải mới vừa ra hoa, đậu quả thì vải ở đây đã chín đỏ trong vườn nhà dân, dọc các triền đồi, ven đường, cho thu hoạch rộ. Người dân khẩn trương thu hoạch vải, sơ chế để bán ra ngoài, nhiều nơi thương lái đến mua vải ngay tại vườn. Vải được bán với giá cao ổn định, dao động từ khoảng 28 - 35.000 đồng/kg.
Trồng trên diện tích vườn nhà với 50 gốc vải gia đình anh Vũ Đức Hoàng (khu Phương An, Phương Nam) chỉ là một trong những hộ trồng ở quy mô trung bình. Tuy mới đưa vào thu hoạch nhưng vụ vải này gia đình anh thu trên 1,5 tấn, được 50 triệu đồng/vụ. Anh cho biết: Vải được giá, giữ mức ổn định từ đầu đến cuối vụ. Trồng vải chăm sóc không quá phức tạp, cho giá trị kinh tế cao, ổn định hơn nhiều cây trồng khác gia đình tôi dự tính sẽ mở rộng diện tích, đầu tư trồng thêm nhiều gốc vải khác trong vụ sau. Nếu duy trì được mức giá tốt như vậy hy vọng mùa tới sẽ bội thu.
Với giá bán cao, ổn định từ 28 - 35.000 đồng/kg, nhiều hộ trồng vải đạt thu nhập trăm triệu đồng/ vụ. Gia đình ông Nguyễn Công Biểu (khu Hồng Hải, Phương Nam) một trong những trồng nhiều vải ở khu, đang có một mùa vải chín sớm bội thu. Ông cho biết: Nhờ có kỹ thuật chăm bón tốt, thời tiết thuận lợi nên 120 gốc vải của gia đình ông năm nay cho sản lượng trên 7 tấn. Năm nay vải đẹp, quả to, chất lượng tốt nên nhiều thương lái rất ưu chuộng, có thời điểm không còn sản phẩm để bán. Nhờ giá bán cao, sản lượng tốt nên vụ vải này gia đình ông thu trên 200 triệu đồng.
Nhờ sự chuyển giao kỹ thuật, thời tiết ổn định nên năm nay Phương Nam được mùa vải sớm, người trồng cũng đang được hưởng "quả ngọt" từ cây vải chín sớm. Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch phường Phương Nam cho biết: Hiện 8/14 khu dân của phường phát triển tốt cây vải. Qua thống kê sơ bộ vụ vải năm nay Phương Nam đạt tổng sản lượng gần 1000 tấn, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2014. Có nhiều hộ trồng quy mô lớn thu trên 30 tấn vải, doanh thu gần 1 tỷ đồng. Xác định là một cây trồng truyền thống, mũi nhọn, thời gian tới Phương Nam sẽ đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ bà con đồng thời tăng diện tích trồng từ 315 ha lên 350 ha hiện tại theo kế hoạch.
Một tín hiệu vui đối với người trồng vải ở Phương Nam là vải Phương Nam đã được đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của TP Uông Bí. Với bao bì nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm năm nay vải Phương Nam rất đắt hàng, không những được thương lái thu mua tại vườn mà còn được đóng gói, sơ chế đóng thùng, chuyển xe lạnh xuất ra các tỉnh lân cận như: Thái Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng...
Ngoài ra, TP Uông Bí cũng mở một số điểm bán vải chín sớm nhằm giới thiệu quảng bá giới thiệu thương hiệu sản phẩm. Điều đáng mừng là các sản phẩm này đưa ra đến đâu được bán chạy đến đó. Có thời điểm không có sản phẩm để bán cho người tiêu dùng. Với cách làm trên hy vọng thương hiệu vải chín sớm Phương Nam (TP Uông Bí) sẽ có hướng đi đúng, phát triển bền vững, đem lại thu nhập cao, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (KNLN) Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hải Yến cho biết, gần đây đơn vị thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép mang lại hiệu quả khả quan. Mô hình nuôi tôm sú-rong câu trong ao nước lợ thực hiện thí điểm trong năm 2014 mang lại kết quả như mong đợi. Ưu điểm của mô hình là giãn khoảng cách vụ nuôi, tác động tương hỗ giữa thực vật (rong biển) và động vật (tôm) đến môi trường, hạn chế tối đa dịch bệnh và mang lại lợi nhuận cao.

Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.

Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.

Để phát huy tốt tiềm năng đất đai - lao động, Tiền Giang đã định hình được vùng sản xuất theo mô hình tôm + lúa trên đất nhiễm mặn Phú Tân (huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang) nằm ven cửa Tiểu của hệ sông Tiền, qui mô 560 ha. Đây là mô hình mới, phù hợp với đặc thù vùng đất thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn mỗi năm từ 6 tháng đến 8 tháng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Trước thông tin cơn bão số 2 (bão Rammasun) sắp đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ và đất liền kéo theo mưa to đến rất to, nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ đề phòng sau bão giá cả lại tăng vọt.