Phường Phương Nam (Quảng Ninh) chú trọng phục hồi cây vải chín sớm

Hiện thành phố đang triển khai nhiều biện pháp nhằm giúp người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống. Đến thăm, chia sẻ với gia đình bà Phạm Thị Cuốn (khu Hồng Hà) ngay sau khi nhận được tin, Hội LHPN tỉnh đã trao 2 triệu đồng hỗ trợ cho gia đình; cán bộ, hội viên Hội HLPN thành phố phối hợp với Hội LHPN phường tổ chức dọn dẹp, nạo vét bùn đất... Bà Phạm Thị Cuốn nói: “Được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự giúp đỡ của người dân, toàn bộ tài sản của gia đình đã được chuyển vào ngôi nhà tạm của gia đình gần đó. Gia đình tôi hoàn cảnh khó khăn nên chẳng biết khi nào mới xây lại được nhà mới, lo lắng lắm. Nhưng, gia đình được thông báo tỉnh có chính sách hỗ trợ cho những gia đình bị sập nhà do mưa lũ nên cũng yên tâm hơn”.
Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Đảng uỷ phường Phương Nam Hoàng Quốc Trung cho biết: “Sau khi mưa lũ xảy ra, địa phương đã nhanh chóng thống kê số tài sản bị thiệt hại của người dân, đề nghị thành phố có phương án hỗ trợ kịp thời để nhân dân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Bên cạnh tổ chức cứu trợ kịp thời lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân vùng ngập lụt, các lực lượng chức năng của thành phố đang khẩn trương tiến hành các biện pháp xử lý môi trường, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, xử lý nước sinh hoạt, không để dịch bệnh bùng phát ở người và gia súc, gia cầm”.
Tuy nhiên khó khăn lớn nhất trong công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở Phương Nam là gần 470ha lúa, 315ha vải chín sớm bị ngập úng nhiều ngày; 220ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ngập trắng. Bạch Đằng 2 là khu tập trung nuôi trồng thuỷ sản, trồng vải và trồng lúa với diện tích lớn, cũng là nơi chịu thiệt hại nhiều nhất trên địa bàn phường với hàng trăm ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị cuốn trôi theo dòng nước, ao đầm bị hư hỏng nặng. Hộ anh Phạm Văn Cường ở đây, ngoài 0,3ha tôm mất trắng còn có 70 cây vải chín sớm bị ngập nước, cho biết: “Bây giờ gia đình lo nhất là 70 cây vải chín sớm bị ngập nước không biết có xảy ra sâu bệnh gì không?”.
Đây cũng là nỗi lo của chính quyền phường Phương Nam với thương hiệu vải chín sớm, sản phẩm OCOP của tỉnh. Đợt mưa lũ vừa qua đã làm cho toàn bộ 365ha cây vải chín sớm bị ngập nước nhiều ngày. Để giúp người dân trồng vải chín sớm Phương Nam nhanh chóng phục hồi cây vải sau ngập úng kéo dài, UBND thành phố đã phối hợp với Liên danh Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao và Công ty Bạch Đằng (Bộ Công an) tiến hành khảo nghiệm và chuyển giao kỹ thuật khắc phục úng ngập cho các hộ trồng vải, bằng cách sử dụng phân sinh học Bồ Đề 688. Với phương pháp này, nông dân được hướng dẫn xử lý thoát nước ngay cho diện tích vải đang bị ngập úng; phát tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc, sử dụng phân bón trực tiếp cho cây vải bằng phân sinh học Bồ Đề 688; tập huấn kỹ thuật khắc phục úng ngập; hộ trợ 50% giá trị phân bón Bồ Đề 688. Thành phố và Liên danh còn giúp nông dân trên địa bàn phường có thêm thông tin để chọn lựa loại phân bón thích hợp đưa vào sản xuất nhiều loại cây trồng khác, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và sớm phục hồi cây vải chín sớm Phương Nam.
Có thể bạn quan tâm
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.

Hơn 310 ha trồng đậu nành trên đất lúa ở tỉnh Vĩnh Long đã đem lại thu nhập cao gấp 1 - 2 lần so với SX 3 vụ lúa/năm.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là vựa lúa của cả nước. Nhưng ngày càng tụt hậu, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Sinh kế của người dân vẫn dựa vào cây lúa là chính. Nhưng đầu ra hạt lúa đang chịu nhiều áp lực từ sự cạnh tranh gay gắt.

Theo kinh nghiệm nhiều năm trồng mì của nông dân Tây Ninh, nếu thường xuyên sử dụng phân hữu cơ thì đất sẽ không bị thoái hoá, năng suất cây trồng đạt cao.