Phường Phương Nam (Quảng Ninh) chú trọng phục hồi cây vải chín sớm

Hiện thành phố đang triển khai nhiều biện pháp nhằm giúp người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống. Đến thăm, chia sẻ với gia đình bà Phạm Thị Cuốn (khu Hồng Hà) ngay sau khi nhận được tin, Hội LHPN tỉnh đã trao 2 triệu đồng hỗ trợ cho gia đình; cán bộ, hội viên Hội HLPN thành phố phối hợp với Hội LHPN phường tổ chức dọn dẹp, nạo vét bùn đất... Bà Phạm Thị Cuốn nói: “Được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự giúp đỡ của người dân, toàn bộ tài sản của gia đình đã được chuyển vào ngôi nhà tạm của gia đình gần đó. Gia đình tôi hoàn cảnh khó khăn nên chẳng biết khi nào mới xây lại được nhà mới, lo lắng lắm. Nhưng, gia đình được thông báo tỉnh có chính sách hỗ trợ cho những gia đình bị sập nhà do mưa lũ nên cũng yên tâm hơn”.
Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Đảng uỷ phường Phương Nam Hoàng Quốc Trung cho biết: “Sau khi mưa lũ xảy ra, địa phương đã nhanh chóng thống kê số tài sản bị thiệt hại của người dân, đề nghị thành phố có phương án hỗ trợ kịp thời để nhân dân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Bên cạnh tổ chức cứu trợ kịp thời lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân vùng ngập lụt, các lực lượng chức năng của thành phố đang khẩn trương tiến hành các biện pháp xử lý môi trường, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, xử lý nước sinh hoạt, không để dịch bệnh bùng phát ở người và gia súc, gia cầm”.
Tuy nhiên khó khăn lớn nhất trong công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở Phương Nam là gần 470ha lúa, 315ha vải chín sớm bị ngập úng nhiều ngày; 220ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị ngập trắng. Bạch Đằng 2 là khu tập trung nuôi trồng thuỷ sản, trồng vải và trồng lúa với diện tích lớn, cũng là nơi chịu thiệt hại nhiều nhất trên địa bàn phường với hàng trăm ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị cuốn trôi theo dòng nước, ao đầm bị hư hỏng nặng. Hộ anh Phạm Văn Cường ở đây, ngoài 0,3ha tôm mất trắng còn có 70 cây vải chín sớm bị ngập nước, cho biết: “Bây giờ gia đình lo nhất là 70 cây vải chín sớm bị ngập nước không biết có xảy ra sâu bệnh gì không?”.
Đây cũng là nỗi lo của chính quyền phường Phương Nam với thương hiệu vải chín sớm, sản phẩm OCOP của tỉnh. Đợt mưa lũ vừa qua đã làm cho toàn bộ 365ha cây vải chín sớm bị ngập nước nhiều ngày. Để giúp người dân trồng vải chín sớm Phương Nam nhanh chóng phục hồi cây vải sau ngập úng kéo dài, UBND thành phố đã phối hợp với Liên danh Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao và Công ty Bạch Đằng (Bộ Công an) tiến hành khảo nghiệm và chuyển giao kỹ thuật khắc phục úng ngập cho các hộ trồng vải, bằng cách sử dụng phân sinh học Bồ Đề 688. Với phương pháp này, nông dân được hướng dẫn xử lý thoát nước ngay cho diện tích vải đang bị ngập úng; phát tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc, sử dụng phân bón trực tiếp cho cây vải bằng phân sinh học Bồ Đề 688; tập huấn kỹ thuật khắc phục úng ngập; hộ trợ 50% giá trị phân bón Bồ Đề 688. Thành phố và Liên danh còn giúp nông dân trên địa bàn phường có thêm thông tin để chọn lựa loại phân bón thích hợp đưa vào sản xuất nhiều loại cây trồng khác, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và sớm phục hồi cây vải chín sớm Phương Nam.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Tiến, trong năm 2014, xã đã lập được 2 tổ, đội đoàn kết KTTS trên biển với hơn 10 tàu cá tham gia. Các tổ, đội này hoạt động theo quy chế thống nhất được cấp trên ban hành. Đáng mừng là ngư dân tham gia các tổ, đội đoàn kết KTTS đã phối hợp với nhau khá hiệu quả trong khai thác và tiêu thụ sản phẩm, cũng như hỗ trợ nhau trong phòng chống thiên tai, rủi ro tai nạn trên biển.

Năm 2014, diện tích tôm nuôi đạt khoảng 267.642 ha, trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt trên 8.200 ha, quảng canh cải tiến 61.000 ha, sản lượng tôm nuôi ước đạt trên 155.000 tấn, tăng 11,57% so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững. Ðể chủ động trong sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Châu Công Bằng cho biết, năm 2015 diện tích nuôi tôm trong tỉnh tăng trên 270.000 ha.

Nhìn chung, thị trường thủy sản tươi sống tại TP Cần Thơ đang rất đa dạng về chủng loại, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Theo dự đoán của nhiều tiểu thương, giá một số loại thủy sản có xu hướng còn giảm trong thời gian tới, nhất là các loại cá nuôi do năm nay người dân phát triển nuôi nhiều.

Ngư dân Nguyễn Dương, chủ tàu cá QNg – 46814 TS, cùng với bạn chài chuyển những rổ ruốc vào bờ bán cho thương lái. Anh cho biết: “Những ngày cận Tết, ngư dân đánh bắt gần bờ như tụi tui thường trúng đậm ruốc và cá cơm. Chỉ sau một đêm, mỗi tàu kiếm được hàng chục triệu đồng. Chủ tàu thu được từ 6 -10 triệu, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng”.

Diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2014 ở huyện Đầm Dơi hơn 365 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trong huyện hơn 2.690 ha, năng suất đạt từ 5 - 7 tấn/ha, diện tích nuôi tôm quang canh cải tiến hơn 9.000 ha. Xây dựng 9 mô hình sản xuất có hiệu quả ở các xã Tân Dân, Tân Thuận, Tân Đức, Nguyễn Huân và thị trấn Đầm Dơi.