Phương Pháp Chống Rét Cho Cá

Một số loại thủy sản như cá mè, trôi, trắm, chép, ếch đồng, ba ba trơn... chỉ thích ứng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 25-30 độ C. ở nhiệt độ 10-20 độ C, cá chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn, nếu kéo dài trong ao nước nông, không kín gió, chúng sẽ bị chết rét. Cá chim trắng, rô phi, ếch Thái Lan là những giống ngoại nhập, chịu được nhiệt độ thấp, nhưng nếu rét kéo dài 6-7 ngày ở nhiệt độ 8 - 10 độ C, cá sẽ chết nhanh hơn các loại thuỷ sản khác.
Xin giới thiệu một số kinh nghiệm phòng chống rét cho các loài thủy sản.
Che kín ao bằng bạt nylon, lá dừa để tránh gió lùa làm giảm nhiệt độ nước. Khi trời rét đậm, dùng tre làm giàn trên mặt ao, hồ, che phủ kín bằng bạt nylon để tăng khả năng giữ nhiệt. Dưới ao bơm nước sâu 1,4 -1,5m. Mặt ao thả bèo tây, chiếm khoảng 2/3 diện tích ao về phía Bắc để chắn gió.
Làm sọt tránh rét:
Tạo một góc ao sâu về phía Bắc, rơm rạ được phun nước vôi sát trùng, phơi khô rồi ấn đầy vào các sọt tre, cắm cọc đơm sọt xuống đáy ao. Lúc trời rét, cá, lươn chui vào sọt tránh rét. Dùng lá dừa khô tạo thành ụ ở những chỗ ếch thường nằm để ếch vào tránh rét.
Chế độ chăm sóc:
Có chế độ chăm sóc thật đặc biệt, ngoài việc theo dõi còn phải cho ăn bằng thức ăn đủ chất dinh dưỡng hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng cao hoặc bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn để cá tăng sức đề kháng với bệnh tật và khả năng chịu rét.
Lưu ý: Khi thời tiết thay đổi từ mùa đông sang mùa xuân, từ mùa thu sang mùa đông, cá dễ bị bệnh nên phải cho ăn thuốc phòng bằng loại thuốc Tiên Đắc I với lượng 10g thuốc trộn với cám, gạo, bột mì đã nấu chín cho 50kg cá trong ao, cho ăn liên tục 2 -3 ngày, cá sẽ chống được bệnh, nhất là bệnh đốm đỏ. Ngoài cho ăn thuốc phòng, tháng 2 và 3 nên dùng vôi bột rắc xung quanh ao và giữa ao với lượng 5-7 kg/sào, nếu không có vôi có thể dùng tro bếp rắc khắp ao với lượng 8-10kg/sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2). Dọn sạch cỏ, rác, thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn; dùng vôi bột và sunphat đồng cho vào túi vải treo ở nơi cho ăn để diệt trùng và nấm gây bệnh. Nếu cá bị bệnh thì phải cách ly sớm những con bị bệnh để chữa trị.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm hỗ trợ nông dân cải thiện thu nhập, Hội ND huyện đã phát động phong trào cải tạo vườn tạp; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thực hiện các mô hình phát triển kinh tế hộ, trong đó có mô hình nuôi ếch ở xã Long Thạnh.

Đến ấp 7, xã Vị Tân, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) hỏi ông Danh Bình ai cũng biết, bởi ông nổi tiếng khắp vùng là một nông dân người dân tộc chịu thương chịu khó. Nhờ tính cần cù và năng động trong sản xuất, mỗi năm ông Bình thu lãi trên 300 triệu đồng.

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Qua sách, báo và các phương tiện truyền thông, anh Bùi Trọng Vinh ở xóm Quang Nhân, xã Quang Thành, huyện Yên Thành đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi rắn hổ trâu, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế.