Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Bảo Quản Tôm Sau Thu Hoạch

Phương Pháp Bảo Quản Tôm Sau Thu Hoạch
Ngày đăng: 18/06/2012

Bảo quản tôm sau thu hoạch là một khâu quan trọng nhằm làm tăng giá trị sản phẩm. Trước khi thu hoạch tôm cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu như tấm bạt bằng nhựa, rổ và xô nhựa, thùng cách nhiệt, nước sạch để rửa tôm, nước đá sạch để gây chết và bảo quản tôm.

Có 2 phương pháp bảo quản tôm:

Phương pháp 1: Bảo quản sống

Phương pháp này phức tạp, song chất lượng hoàn toàn đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Để bảo quản theo phương pháp này tôm thu phải còn sống, khoẻ mạnh, nguyên hình dạng, đẹp sau đó đưa vào giai đặt dưới nước nơi có nguồn nước sạch trong, gần nơi quản lý. Mật độ tôm bảo quản trong giai khoảng 300 con/m3, phải có hỗ trợ máy sục khí và thời gian bảo quản sống không nên quá 5 giờ. Sau đó đưa ngay tới nơi tiêu thụ, chế biến. Hiện nay đã có ô tô chuyên dụng để mua tôm sống cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng.

Phương pháp 2: Bảo quản tươi

Bước 1 - Rửa và lựa tôm: Sau khi thu hoạch phải rửa tôm bằng nước sạch, rửa và lựa tôm ở nơi thoáng mát. Tôm phải được đặt trên tấm bạt nhựa hoặc rổ nhựa sạch, không được để tôm trực tiếp xuống đất, sàn gỗ hoặc nền xi măng.

Bước 2 - Gây chết tôm bằng nước đá lạnh: Sau khi rửa sạch thì gây chết tôm bằng nước đá lạnh theo tỷ lệ 2 phần tôm với 1 phần nước đá và 1 phần nước (nghĩa là 20 kg tôm cần 10 kg nước đá và 10 lít nước sạch). Cách thực hiện:

- Đổ nước vào thùng nhựa hoặc thùng cách nhiệt.

- Cho nước đá xay hoặc đá vảy vào theo tỷ lệ 10kg nước đá và 10 lít nước.

- Khuấy đều cho nước đá tan (độ lạnh bằng 0ºC), đổ tiếp 20 kg tôm vào thùng, đậy nắp lại và giữ nước như vậy khoảng 30 phút.

Bước 3 – Ướp tôm Sau gây chết tôm bằng nước đá lạnh thì vớt ra và chuyển sang ướp với nước đá xay hoặc đá vẩy trong thùng cách nhiệt. Tỷ lệ tôm và nước đá tùy thuộc vào thời gian bảo quản và vận chuyển tôm đến nơi thu mua hoặc xí nghiệp đông lạnh. Nếu thời gian bảo quản và vận chuyển không quá 12 giờ thì cần ướp tôm với nước đá theo tỉ lệ 10 kg tôm với 5 kg nước đá. Nếu thời gian bảo quản và vận chuyển từ 12 - 24 giờ thì cần ướp tôm với nước đá theo tỉ lệ 10 kg tôm với 10 kg nước đá.

Cách bảo quản tôm:

- Cho một lớp nước đá ở đáy thùng cách nhiệt, dày khoảng 1 tấc (10cm).

- Cho vào 1 lớp tôm mỏng dưới 1 tấc, Tiếp theo, cứ cho một lớp nước đá một lớp tôm cho đến khi đầy thùng. Trên cùng phủ lớp nước đá dày hơn 1 tấc.

- Đậy kín nắp thùng và bảo quản nơi sạch sẽ thoáng mát.

Sau khi tôm được ướp với nước đá, cần chuyển ngay đến nơi thu mua hoặc xí nghiệp đông lạnh càng sớm càng tốt.

Lưu ý: Các dụng cụ dùng trong bảo quản tôm phải được rửa sạch sau mỗi lần sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Thả giống cá chình bông thương phẩm bằng bể xi măng ngoài trời Thả giống cá chình bông thương phẩm bằng bể xi măng ngoài trời

Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An (Phú Yên) vừa thả nuôi cá chình bông thương phẩm bằng bể xi măng ngoài trời.

07/10/2015
Sản xuất cá tra đang dần bước ra khỏi khó khăn Sản xuất cá tra đang dần bước ra khỏi khó khăn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất cá tra đang dần bước ra khỏi khó khăn do ứng dụng mô hình liên kết sản xuất hiệu quả giữa nông dân, doanh nghiệp (DN) chế biến, DN cung ứng thức ăn và hệ thống ngân hàng.

07/10/2015
Xuất khẩu cá tra sang Ảrập Xêút tăng khá Xuất khẩu cá tra sang Ảrập Xêút tăng khá

Hiện nay, Ảrập Xêút là thị trường NK cá tra lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. 8 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Ảrập Xêút đạt 42,46 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% tổng XK cá tra của Việt Nam.

07/10/2015
Mở thêm cơ hội cho lúa, cá An Giang Mở thêm cơ hội cho lúa, cá An Giang

Tại TP. Trùng Khánh (Trung Quốc), nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng bình quân 20 – 30%/năm, trong khi nguồn cung của An Giang lại rất phong phú. Khi hoạt động xúc tiến được triển khai mạnh mẽ, nhiều mặt hàng nông sản của An Giang sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường này.

07/10/2015
Triển vọng xuất khẩu cá rô phi Triển vọng xuất khẩu cá rô phi

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi.

07/10/2015