Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phước An (Bình Định) thu nhập cao từ nghề nuôi bò vỗ béo

Phước An (Bình Định) thu nhập cao từ nghề nuôi bò vỗ béo
Ngày đăng: 13/08/2015

Theo ông Phan Khắc Sửu, Chủ tịch UBND xã Phước An, nông dân trên địa bàn xã bắt đầu chăn nuôi bò vỗ béo hơn 10 năm trước. Từ một vài hộ nuôi nhỏ lẻ ban đầu, đến nay, nghề này đã phát triển rộng khắp tại tất cả các thôn như: Đại Hội, Quy Hội, An Sơn 1, An Sơn 2... Hiện tổng đàn bò toàn xã ổn định trên 3.800 con, trong đó bò lai chiếm trên 62% tổng đàn. Bên cạnh việc tận dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch, nhiều hộ đã trồng thêm cỏ để nuôi bò, mỗi lứa nuôi 2 - 3 con. Sau 3 - 4 tháng nuôi vỗ béo, mỗi con bò cho lãi 10 - 15 triệu đồng, tạo thu nhập đáng kể cho bà con nông dân tại địa phương.

Ông Hà Thúc Chương, ở thôn An Sơn 1, có thâm niên hơn 10 năm nuôi bò vỗ béo, cho biết: “Trước đây, tôi nuôi bò theo hình thức thả rông trên núi, thời gian nuôi kéo dài mà hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2005 đến nay, tôi đã chuyển sang nuôi bò vỗ béo, vừa rút ngắn thời gian chăn nuôi, thu nhập lại cao hơn nhiều. Mỗi lứa tôi nuôi 3 con. Để bò nhanh lớn, tôi chọn mua những con bò đực lai 10 - 12 tháng, tiến hành nuôi vỗ béo trong 6 - 8 tháng là xuất chuồng. Mỗi năm tôi nuôi gối đầu 2 lứa, với mức thu lãi 50 - 60 triệu đồng. Nhờ chăn nuôi bò vỗ béo mà gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định”.

Theo kinh nghiệm của ông Chương, để nuôi bò vỗ béo đạt kết quả cao, việc chọn con giống và cách chăm sóc là yếu tố quyết định. Khi chọn bò giống phải chọn bò lai, lưng bò rộng, bộ xương to, ức sâu, mông, bản lưng lớn, phàm ăn, răng phát triển từ 70% trở lên (tức là có 2 - 3 đôi răng). Trong quá trình nuôi, phải xổ giun sán; ngoài thức ăn thô xanh, còn cho bò ăn bổ sung thức ăn tinh như cám gạo, bột bắp; thường xuyên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ để bò mau lớn.

Ông Huỳnh Văn Quý, cũng ở thôn An Sơn 1, cho biết thêm: “Nguồn thức ăn để vỗ béo bò tại địa phương khá phong phú và dễ tìm. Ngoài rơm, rạ dồi dào sẵn có, chỉ cần trồng thêm cỏ voi kết hợp pha trộn một số loại thức ăn hỗn hợp. Mỗi mùa thu hoạch lúa, tôi tận dụng nguồn rơm, rạ để dự trữ làm thức ăn cho bò; kết hợp với thức ăn hỗn hợp như bột mì, cám, bột bắp làm thức ăn tinh, nên chi phí giảm đáng kể. Mỗi năm gia đình tôi thu lãi 60 - 70 triệu đồng từ việc nuôi bò vỗ béo”.

Ông Phan Khắc Sửu khẳng định, tuy nghề nuôi vỗ béo bò là nghề phụ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân Phước An. Bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp, chủ yếu lấy công làm lời nên được nông dân chọn nuôi. Hơn nữa, nhiều năm gần đây, giá bò ổn định ở mức cao, đây là yếu tố quyết định làm cho nhiều hộ phát triển chăn nuôi bò vỗ béo. Trong thời gian đến, UBND xã sẽ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nuôi vỗ béo bò; đồng thời xây dựng các điểm trình diễn, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để người chăn nuôi nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả này.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Tại Củ Chi Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Tại Củ Chi

Nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chăn nuôi bò sữa, và khắc phục tình trạng thiếu lao động, thì cơ giới hoá trong chăn nuôi bò sữa đang từng bước tháo gỡ gánh nặng, nổi lo cho người nông dân về chất lượng nguồn lực lao động, và cũng là giải pháp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong tình hình sản xuất hiện nay.

30/06/2012
Nông Nghiệp Cần Nhiều Gói Cứu Trợ Nông Nghiệp Cần Nhiều Gói Cứu Trợ

Hầu hết các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản tại thời điểm này đều bị giảm giá tới 50-60%, song vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Theo nhận định, với đà giảm giá này, có thể khiến cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân rơi vào khủng hoảng, thậm chí tê liệt.

01/07/2012
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Công Nghệ Sạch Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Công Nghệ Sạch

Sau hơn 3 tháng thả nuôi, Công ty TNHH một thành viên Thông Thuận - Kiên Giang (Cty Thông Thuận) vừa thu hoạch vụ nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang với năng suất đạt gần 17 tấn/ha.

26/08/2012
Làm Giàu Nuôi Tôm Trên Cát Trên Dự Án “Chết Yểu” Ở Hà Tĩnh Làm Giàu Nuôi Tôm Trên Cát Trên Dự Án “Chết Yểu” Ở Hà Tĩnh

Trên diện tích đất của những dự án hàng triệu đô la đầu tư nhưng mau chóng đóng cửa, bỏ hoang, nhiều hộ nông dân mạnh dạn thuê lại để đầu tư nuôi trồng thủy sản và đạt hiệu quả cao.Đó là thực tế đã diễn ra ở Hà Tĩnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong thời gian 10 năm trở lại đây. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Mại ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà và bà Nguyễn Thị Hạnh ở xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà.“Đâm đầu vào đá”

26/08/2012
TP.HCM Chuẩn Bị Đối Phó Với Dịch Heo Tai Xanh TP.HCM Chuẩn Bị Đối Phó Với Dịch Heo Tai Xanh

Sáng 28-6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí chủ trì họp khẩn cùng các cơ quan chức năng TP rà soát, triển khai các biện pháp phòng chống dịch heo tai xanh đang “nóng” ở một số vùng của các tỉnh lân cận TP.

01/07/2012