Phun Thuốc Đặc Trị Ngăn Chặn Bệnh Đạo Ôn Hại Lúa

Chiều 28/1, Chi Cục bảo vệ Thực vật tỉnh phối hợp với Công ty bảo vệ Thực vật An Giang tổ chức cấp phát thuốc và hướng dẫn nông dân Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Kiến 3 (TP Tuy Hòa) phun thuốc đặc trị Fuan phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa.
Bà Nguyễn Thị Lơn, Trưởng Trạm bảo vệ Thực vật TP Tuy Hòa cho biết, bệnh đạo ôn xuất hiện trên diện tích 8ha tại cánh đồng Cây Da, Cây Duối (xã Hòa Kiến), có khả năng lây lan nhanh vì vậy hướng dẫn nông dân phun thuốc đặc trị để phòng trừ. Theo nhận định của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời tiết hiện nay lạnh, âm u, sáng sớm có nhiều sương và kéo dài trong nhiều ngày, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch hại phát sinh trên cây lúa.
Hiện tại, lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh – làm đòng nên tán lá phát triển che phủ làm tăng ẩm độ trong ruộng lúa, phù hợp cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại. Do đó, nông dân tích cực chăm sóc, làm cỏ, bón phân cân đối N-P-K sẽ làm hạn chế bệnh. Khi bệnh phát sinh cần dừng bón phân (đặc biệt là phân có chứa đạm), cần thiết nên bón theo bảng so màu lá lúa. Nếu phát hiện bệnh phát sinh cùng với các điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển, nông dân dùng các thuốc đặc trị như: Filia, Beam, Fuan, Fuji-one, Trizole,… để phun trừ.
Có thể bạn quan tâm

Theo quy hoạch phát triển vùng SX thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tập trung tổ chức nuôi theo hướng liên kết SX, áp dụng các kỹ thuật nuôi tiên tiến.

Cỏ dại hại lúa là một trong những vấn đề lo âu trong SX lúa. Đây là đối tượng dịch hại quan trọng mà nông dân cần quan tâm ngay từ đầu vụ.

Xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, Sơn La) từ lâu là điểm trung chuyển ngô lớn nhất không chỉ của Sơn La mà cả vùng Tây Bắc.

Liên tục trong 4 vụ mùa trong 4 năm gần đây kể từ khi đưa ra SX thử, BT7 KBL đều duy trì ổn định tính kháng bệnh bạc lá...

Trên địa bàn xã Hưng Mỹ, Hưng Nguyên đã xuất hiện tình trạng lợn nhiễm bệnh tai xanh, chỉ sau vài ngày số lợn bị bệnh đã lên đến gần 200 con.