Phục Tráng Giống Lúa Bao Thai Chợ Đồn

Trung tâm Thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao - Viện Di truyền nông nghiệp vừa tổ chức nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu phục tráng giống lúa bao thai Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”.
Lúa bao thai là một giống lúa bản địa mang tính đặc trưng ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và có nhiều đặc tính quý như cơm ngậy, ngon, vị đậm và chịu đựng tốt với các yếu tố bất thuận ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế trong sản xuất hiện nay, các giống lúa bao thai cũ đã thoái hóa, hạt giống có chất lượng thấp, không đồng đều, chất lượng gạo không ổn định...
Đề tài “Phục tráng giống lúa bao thai Chợ Đồn” bằng phương pháp tuyển chọn giống theo 3 vụ được thực hiện trên diện tích 10ha tại hai xã Phương Viên, Quảng Bạch. Tiến hành trồng những dòng lúa bao thai đã được phục tráng trên diện tích 10ha đất lúa tại hai xã Phương Viên và Quảng Bạch, nhóm thực hiện đề tài đã thu được kết quả khả quan, năng suất của 60 dòng lúa được chọn trong vụ ba ổn định trong khoảng 48-50 tạ/ha, tăng từ 3-5 tạ so với giống lúa trước khi phục tráng. Dự án đã tập huấn cho 300 hộ nông dân ở Phương Viên.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 10.7, ông Trần Ngọc Bằng - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh, Quảng Nam cho biết, vụ dưa thứ hai trong năm 2015, toàn huyện Phú Ninh có khoảng 250ha đang đến mùa thu hoạch.

Theo kết quả điều tra vừa công bố của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), có đến 91% số nông dân vùng ĐBSCL sản xuất lúa thu đông có lãi, chỉ 1% bị thua lỗ và 8% hòa vốn.

Thực hiện “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 năm qua, tỉnh Bình Dương có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, cho doanh thu 3 tỷ đồng/ha/năm.

Ngoài các loại rau tươi theo mùa, một số hoa quả như mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... cũng đang có nhu cầu cao tại thị trường này.

Nhiều nông dân không dám ăn rau họ trồng để bán mà phải trồng riêng để ăn. Bởi vì rau họ ăn thì không phun thuốc, còn rau đem bán thì có phun thuốc.