Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên Tạo Hiệu Quả Kinh Tế Nhờ Tích Cực Chuyển Đổi Cây Trồng

Phú Yên Tạo Hiệu Quả Kinh Tế Nhờ Tích Cực Chuyển Đổi Cây Trồng
Ngày đăng: 25/05/2014

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ cây truyền thống sang canh tác cây có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Võ Minh Tuấn ở thị trấn Hai Riêng (Sông Hinh - Phú Yên) đã từng bước nâng cao đời sống gia đình, xứng đáng là nông dân sản xuất giỏi.

Anh Võ Minh Tuấn cho biết: Gia đình anh có hơn 2ha đất sản xuất, trước kia chỉ trồng sắn và mía, thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Từ khi chuyển sang trồng cam, bưởi, bơ…, gia đình anh mới bắt đầu tích lũy. Hiện tổng thu nhập của gia đình anh khoảng 300 triệu đến 400 triệu đồng/năm; trừ chi phí lãi khoảng 150 triệu đến 200 triệu đồng/năm; cao hơn gấp 3 lần so với trồng sắn, mía.

Cây cam là cây trồng mang lại thu nhập cao cho gia đình anh Tuấn. Khi được hỏi về quá trình đưa cây cam về trồng trên vườn nhà, chị Nguyễn Thị Nhung (vợ anh Tuấn) chia sẻ: Năm 2008, trong một lần đi Hà Giang thăm bạn bè, anh Tuấn mang về 300 gốc cam sành.

Khi thấy cây phát triển phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Sông Hinh, gia đình tôi mới quyết định trồng thêm 180 gốc cam và 20 gốc bưởi Diễn. 3 sào đất vườn đã được vợ chồng tôi cải tạo để trồng cam, bưởi. Đến năm 2011, đợt đầu tiên thu hoạch cam được 15 tấn, thu hơn 100 triệu đồng, lãi hơn 80 triệu đồng.

Những năm tiếp theo, nhờ có kinh nghiệm và tiếp tục tăng thêm gốc cam nên anh Tuấn có thu nhập ổn định và cao gấp đôi so với năm đầu (hiện doanh thu ổn định từ trồng cam từ 200 triệu đến 300 triệu đồng/năm). Còn cây bưởi và bơ, cuối năm nay sẽ cho thu hoạch đợt đầu tiên, nên thu nhập trong năm 2014 của gia đình anh sẽ tăng thêm.

Từ mô hình sản xuất của gia đình anh Tuấn, nhiều gia đình làm vườn ở thị trấn Hai Riêng đã tìm tới học hỏi và làm theo. Để chủ động nguồn cây giống, từ kinh nghiệm tích lũy được, anh Tuấn đã tự chiết ghép tạo ra những cây giống mới vừa trồng trong vườn vừa đáp ứng nhu cầu cây giống của bà con. Mỗi năm gia đình anh Tuấn bán được 2.000 cây giống, tạo thêm thu nhập từ 50 đến 65 triệu đồng.

Anh Hoàng Minh Xuân (khu phố 4, thị trấn Hai Riêng), 1 trong 15 người ở thị trấn Hai Riêng đang làm theo mô hình của anh Tuấn chia sẻ: Cam vườn nhà anh Tuấn thường bán được giá cao hơn cam các vườn khác vài nghìn mỗi kilogram. Vì cam mọng nước, vỏ mỏng, quả to (khoảng 4 trái/1kg).

Học theo cách làm của vợ chồng anh Tuấn, tôi cũng cải tạo diện tích vườn nhà, mua 300 gốc cam của anh Tuấn về trồng. Mỗi lần đến lấy cây giống, tôi đều được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cẩn thận như phải tạo vườn dốc để tránh ngập úng làm thối thân; trong quá trình cây ra trái phải chú ý tới con nhện đỏ vì nó làm cam khô nước, vỏ sần sùi.... Hiện vườn cam của gia đình tôi phát triển tốt, đang ra trái đợt đầu, hứa hẹn một mùa thu hoạch tốt.

Ngoài cam và bưởi tại vườn thì phần diện tích đất rẫy còn lại, gia đình anh Tuấn đã cải tạo để trồng 400 gốc bơ. “Đây là giống bơ Mỹ tôi mua từ các chủ vườn ở Đắk Lắk. Đặc điểm nổi trội của giống bơ này là trái lớn, khoảng 600 gram/trái; đang được thị trường ưa chuộng. Hơn nữa trồng bơ còn có thể trồng xen với cây sắn nên người trồng sẽ có thêm thu nhập”, anh Tuấn nói thêm.

Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh cho biết: Mô hình trồng cam của gia đình anh Tuấn ở thị trấn Hai Riêng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao; giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp, mở ra hướng làm giàu cho nhiều bà con. Đây là hướng đi phù hợp với chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững khi tạo ra các sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Kiên Giang Tìm Hiểu Lí Do Trung Quốc Tung Tiền, Lùng Mua Con Banh Lông Kiên Giang Tìm Hiểu Lí Do Trung Quốc Tung Tiền, Lùng Mua Con Banh Lông

Phó chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa ký văn bản chỉ đạo Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng thanh tra sở kiểm tra, báo cáo về tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua con banh lông trên địa bàn tỉnh này.

26/05/2014
Sau 3 Năm Áp Dụng Thí Điểm Mô Hình Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả, Nhưng Khó Nhân Rộng Sau 3 Năm Áp Dụng Thí Điểm Mô Hình Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả, Nhưng Khó Nhân Rộng

Việc áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi đang đem lại nhiều hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp lợn tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này đang gặp nhiều khó khăn.

26/05/2014
Vươn Lên Làm Giàu Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Vật Nuôi Vươn Lên Làm Giàu Từ Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Vật Nuôi

Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Xuyến, đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tìm ra hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nâng cao thu nhập từ mảnh ruộng của gia đình.

26/05/2014
Đồng Tháp Triển Khai Mô Hình Tiêu Chuẩn GlobalGap Cá Điêu Hồng Đồng Tháp Triển Khai Mô Hình Tiêu Chuẩn GlobalGap Cá Điêu Hồng

Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp tổ chức triển khai mô hình tiêu chuẩn GlobalGap cá Điêu Hồng. Có 20 hộ dân đang thả nuôi trên 50 lồng bè thuộc Hợp tác xã cá điêu hồng xã Bình Thạnh tham dự.

27/05/2014
Người Nuôi Tôm Gặp Khó Người Nuôi Tôm Gặp Khó

Thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân khiến cho hàng loạt đầm nuôi tôm công nghiệp vùng Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị chết ngay từ đầu vụ thả. Hàng trăm hộ nuôi tôm ở các địa phương này đang đối mặt với nguy cơ trắng tay do dịch bệnh. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn một cách đồng bộ, dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng...

27/05/2014