Phú Yên Mất Trắng Vụ Nuôi Tôm Hùm

Những ngày qua, tôm hùm trong các lồng nuôi của bà con ngư dân xã An Hòa, huyện Tuy An (Phú Yên) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Chúng tôi đến khu vực Hòn Yến, xã An Hòa giữa lúc bà con đang kéo những lồng nuôi tôm hùm bị chết lên khỏi mặt nước. Đang loay hoay tại hồ nuôi vớt những con tôm bị chết, anh Đoàn Văn Tâm buồn rầu cho biết: Người dân ở đây mua tôm hùm giống giá từ 200.000 đến 350.000 đồng/con.
Đa số các hộ nuôi ở đây vay tiền ngân hàng để mua giống về ươm đến khoảng 3 tháng thì xuất bán cho các hộ nuôi tôm hùm thịt ở trong và ngoài tỉnh, chủ yếu bán cho người nuôi tỉnh Khánh Hòa. “Riêng gia đình tôi thả ươm 6 lồng tôm hùm, mỗi lồng khoảng 300 con. Đến nay, tôm ươm khoảng hơn 1 tháng, nhưng mấy ngày qua tôm nuôi bị chết với số lượng nhiều, tổng thiệt hại hơn 100 triệu đồng”.
Cùng chung số phận với gia đình anh Tâm, ông Lê Thành Nhân cho biết: “Vợ chồng tôi suốt ngày bám biển để mưu sinh. Vừa rồi hai nhà nội, ngoại mới cho mượn 120 triệu đồng để nuôi tôm giờ thì mất trắng. Nếu tôm tiếp tục chết nữa, chắc chúng tôi phải bán nhà để trả lãi ngân hàng”.
Sau khi người dân ở xã An Hòa phản ánh tình trạng hàng trăm lồng tôm bị chết. Trạm Thú y huyện Tuy An đã đi kiểm tra khu vực nuôi. Nguyên nhân ban đầu được xác định, tôm nuôi bị chết hàng loạt là do nguồn nước bị ô nhiễm.
Theo thống kê ban đầu của UBND xã An Hòa, vụ nuôi tôm năm 2014 có 1.200 lồng của 115 hộ trong xã thả nuôi gần 250.000 con tôm hùm giống chiếm hơn 1/3 tổng số lồng nuôi trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở khu vực Hòn Yến. Tôm thả nuôi từ 3 đến 5 tháng, sinh trưởng tốt.
Tuy nhiên, trong 10 ngày qua có hơn 6.000 – 21.00 con tôm ươm nuôi ở khu vực Hòn Yến đột nhiên bị chết. Mỗi hộ nuôi bị thiệt hại ít nhất từ 100 đến 600 con, có hộ số lượng tôm chết trên 80% diện tích hồ nuôi. Ước tổng thiệt hại khoảng 30 tỉ đồng cho ngư dân xã này.
Để hạn chế thiệt hại trước mắt, các ngành chức năng huyện Tuy An khuyến cáo, các hộ nuôi tôm sử dụng thuốc chống sốc nước, hạ thấp lồng bè nuôi xuống đáy nước, hoặc chuyển lồng bè nuôi đến khu vực khác. Ngoài ra, Trạm Thú y huyện còn hướng dẫn người nuôi tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng để tôm dễ lột xác, bổ sung các loại khoáng chất như can xi, phốt pho và vitamin C tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Gạo được trồng theo phương thức hữu cơ có màu sắc sáng đẹp hơn, hương thơm hơn. Khi cắn hạt gạo, gạo chắc và có vị ngọt hơn. Cơm nấu để qua đêm trong tủ lạnh vẫn thơm dẻo.

Hiện nay, nguồn cá đồng ở địa phương ngày càng được phát triển. Nếu như năm 2011, việc nuôi cá bổi thâm canh chỉ diễn ra nhỏ lẻ, khoảng 30 ha thì năm 2013, diện tích nuôi cá bổi tăng thêm 8 ha. Không chỉ đối với nuôi thâm canh mà hình thức nuôi cá bổi công nghiệp cũng ngày càng được mở rộng.

Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, toàn tỉnh có 20.638 lao động được đào tạo nghề. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trên 71% lao động sau học nghề có việc làm, tăng thu nhập. Đây là nỗ lực không nhỏ trong công tác đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.

Nhằm giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến, tỉnh Bạc Liêu đang tăng cường công tác quản lý chặt chẽ nguyên liệu trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra giám sát việc kinh doanh của tất cả cơ sở, đại lý thu mua nguyên liệu.

Dù mới chỉ có vài chục hộ ở TP Bảo Lộc và huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) bắt đầu sử dụng né gỗ để nuôi tằm và máy để gỡ kén tằm, thế nhưng, hiệu quả của việc nuôi tằm theo công nghệ mới này đã giúp người nông dân giảm được nhiều công lao động và tăng cao thu nhập.