Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên Không Thả Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt

Phú Yên Không Thả Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt
Ngày đăng: 02/07/2014

UBND Tỉnh Phú Yên yêu cầu ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân nắm được những tác động, ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học, cũng như hiệu quả kinh tế đối với việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, không để người dân tự ý thả nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt. Đối với những địa phương đã thả nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt trước đây, yêu cầu người nuôi thực hiện nghiêm các cam kết bảo vệ môi trường, sau khi thu hoạch không thả nuôi trở lại, không để phát sinh thêm diện tích nuôi mới.

Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra, giám sát các vùng nuôi trồng thủy sản, không chủ trương nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt và thực hiện đúng theo Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Phú Yên.

Theo các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và người dân đều thấy rằng việc đưa tôm thẻ chân trắng vào nuôi trong nước ngọt có nhiều bất cập. Cụ thể là việc này sẽ tác động rất lớn đến môi trường và đa dạng sinh học, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự sụt lún đất trong khu vực, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm.

Về lâu dài, việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh.

Bên cạnh đó, năng suất, sản lượng, chất lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm nuôi ở nước ngọt kém hơn so với nước lợ, giá bán thấp hơn. Đặc biệt, khi nhu cầu xuống thấp, giá không ổn định thì người nuôi sẽ có nguy cơ thua lỗ. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm chưa phù hợp, chi phí đầu tư cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh mọi thời điểm sẽ là rủi ro lớn cho người nuôi.

Mặt khác, các mầm bệnh mới từ tôm thẻ chân trắng có thể lây lan cho đối tượng nuôi truyền thống như tôm càng xanh và các loài thủy sản khác.


Có thể bạn quan tâm

Indonesia và Malaysia sẽ thành lập Hội đồng sản xuất dầu cọ Indonesia và Malaysia sẽ thành lập Hội đồng sản xuất dầu cọ

Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn nguồn tin hãng Antara ngày 5/10 cho biết hai nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, Indonesia và Malaysia sẽ thành lập một Hội đồng các nước sản xuất dầu cọ (CPOPC) để đảm bảo ổn định giá cả và phát triển ngành công nghiệp này.

05/10/2015
Vì sao phải tái cơ cấu nông nghiệp Vì sao phải tái cơ cấu nông nghiệp

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là mục tiêu chính của Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10.6.2013.

05/10/2015
Giá cao su Việt Nam lao đầu giảm 30 USD/tấn Giá cao su Việt Nam lao đầu giảm 30 USD/tấn

Kết thúc tuần 28/9 - 2/10, giá cao su thiên nhiên thế giới và Việt Nam đều chung xu hướng giảm mạnh so với tuần trước đó.

05/10/2015
Bức tranh buồn về kinh tế nông thôn Bức tranh buồn về kinh tế nông thôn

Kết quả cuộc khảo sát đối về kinh tế nông thôn vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) công bố cho thấy nhiều điều đáng suy nghĩ.

05/10/2015
Gieo giống rau Gieo giống rau

Cây con khi ra ruộng SX phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chiều cao cây, số lá, thân mập, cứng… Vì vậy để có được những lô giống cây con tốt, cần lưu ý một số phương pháp sau:

06/10/2015