Giá cao su Việt Nam lao đầu giảm 30 USD/tấn

Cụ thể, theo thông tin từ Hiệp hội cao su Việt Nam, trong tuần qua, giá cao su RSS 3 giao tháng 03/2016 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên đầu tuần nhưng sau đó giảm liên tiếp trong hai phiên giao dịch tiếp theo.
Nguyên nhân giảm được cho là do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng tiêu thụ cao su thiên nhiên của Trung Quốc khi lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp của nước này trong tháng 8/2015 đã sụt giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Bên cạnh đó, áp lực từ giá dầu giảm thấp và thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm vào giữa tuần 29/9 cũng được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến giá cao su RSS 3 giảm.
Tuy nhiên, đến hai phiên cuối tuần, giá cao su đã quay đầu tăng trở lại.
Kết thúc tuần 2/10, giá cao su RSS 3 giao tháng 03/2016 (TOCOM) đạt 1.416 USD/tấn, giảm 3 USD/tấn (-0,2%) so với ngày đầu tuần (28/9) nhưng tăng 8 USD/tấn (+0,6%) so với ngày cuối tuần trước (25/9).
Trên sàn SICOM Singapore, giá cao su TSR 20 kỳ hạn tuần qua sau khi giảm liên tục trong các phiên đầu tuần thì có xu hướng tăng nhẹ trong hai phiên còn lại.
Vào cuối tuần, ngày 02/10, giá cao su TSR 20 giao tháng 10/2015 đạt 1.232 USD/tấn, giảm 4 USD/tấn (-0,3%) so với ngày đầu tuần và giảm 5 USD/tấn (-0,4%) so với ngày cuối tuần trước (25/9).
Tại Sở Giao dịch Cao su Malaysia (MRE), giá cao su SMR 20 xuất khẩu do MRB chào bán biến động tăng giảm xen kẽ theo chiều hướng giảm so với tuần trước.
Kết thúc tuần, ngày 02/10, giá SMR 20 đạt 1.231 USD/tấn, giảm 16 USD/tấn (-1,2%) so với ngày đầu tuần và giảm 33 USD/tấn (-2,6%) so với ngày cuối tuần trước.
Tại thị trường Việt Nam, trong tuần từ 28/9 - 02/10, giá cao su Việt Nam xuất khẩu chào bán giữ ổn định trong đầu tuần sau đó điều chỉnh giảm xuống vào ngày cuối tuần (02/10).
Kết thúc tuần, giá SVR 3L xuất khẩu chào bán đạt 1.340 USD/tấn, giảm 30 USD/tấn (-2,2%) so với ngày đầu tuần và ngày cuối tuần trước đó (25/09).
Kết thúc tháng 9/2015, giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu chào bán đạt trung bình 1.370 USD/tấn, giảm 111 USD/tấn (-7,5%) so với mức trung bình trong tháng 8/2015, và giảm 206 USD/tấn (-13,0%) so với tháng 9/2014.
Có thể bạn quan tâm

ĐBSCL là vùng trồng lúa quan trọng nhất cả nước. Mặc dù năng suất và sản lượng lúa gia tăng, nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa.

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất gần 4 triệu tấn thức ăn thủy sản (TĂTS) nhưng việc kiểm soát chất lượng mặt hàng lại đang bị buông lỏng, khiến nông dân hứng chịu không ít thiệt hại.

Ngày 12-12, Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác triển khai mô hình chuỗi thí điểm cá rô đồng cung cấp thực phẩm an toàn tại tỉnh Hậu Giang năm 2013. Đến dự, có đại diện lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, một số tỉnh khu vực ĐBSCL và nông dân trên địa bàn tỉnh.

“Hồi mới bắt tay vào nuôi lươn không bùn, nhiều người tới coi, tỏ ra bán tín bán nghi, cứ lắc đầu vì làm như thế là khác với tập tính của lươn ngoài tự nhiên. Không nản chí, ngày đêm vợ chồng tôi âm thầm thay nhau chăm sóc đàn lươn. Không phụ lòng người, đàn lươn trong bể phát triển từng ngày thấy rõ, gia đình thu lãi 50 triệu đồng sau 6 tháng nuôi” – Ông Hồng cho hay.

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tổng hợp quy mô xã nên đàn gia cầm ở xã Liên Sơn, huyện Tân Yên (Bắc Giang) luôn được bảo vệ an toàn.