Phú Yên Kêu Gọi Đầu Tư Du Lịch, Chế Biến Thủy Sản

Trong giai đoạn 2004-2014, có 23 dự án của doanh nghiệp TP.HCM đầu tư vào tỉnh Phú Yên với tổng vốn đăng ký gần 34.000 tỉ đồng.
Chiều 4-8, tại hội nghị tổng kết 10 năm hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và tỉnh Phú Yên và ký kết hợp tác giữa hai địa phương giai đoạn 2014-2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải khẳng định mục đích duy nhất của sự hợp tác giữa hai địa phương là nhằm chăm lo đời sống đồng bào tốt hơn, nhất là đồng bào chính sách, người nghèo, vùng dân tộc thiểu số.
Ông Hải đánh giá cao các doanh nghiệp của TP.HCM, dù trong giai đoạn rất khó khăn do kinh tế suy thoái vẫn có nhiều nỗ lực để phát triển, hợp tác hiệu quả với tỉnh Phú Yên. Tuy vậy, theo ông Hải, so với thế mạnh, tiềm năng thì kết quả hợp tác vẫn chưa tương xứng.
“Trong đoàn công tác của TP.HCM đến Phú Yên hôm nay có chín sở, ngành và 14 doanh nghiệp hàng đầu, tôi mong muốn kết quả hợp tác sắp tới của hai địa phương sẽ toàn diện hơn, hiệu quả hơn” - ông Hải nói.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đào Tấn Lộc - bí thư Tỉnh ủy Phú Yên - bày tỏ mong muốn TP.HCM tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của TP cũng như các doanh nghiệp nước ngoài ở TP đầu tư vào Phú Yên ở các lĩnh vực chế biến thủy sản, chế biến gỗ, dệt may; các doanh nghiệp du lịch hợp tác, đưa khách đến Phú Yên nhiều hơn, nhất là đầu tư vào những dự án du lịch của tỉnh như danh thắng quốc gia Gành Đá Dĩa, khu du lịch vịnh Xuân Đài...
Ông Lộc cũng kêu gọi các doanh nghiệp của TP.HCM mở rộng chuỗi bán lẻ đến thị trường Phú Yên, hoan nghênh việc lãnh đạo Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cam kết ngoài mở rộng, nâng cấp Co.op Mart Tuy Hòa còn mở thêm hệ thống Co.op Mart ở huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu. Tỉnh Phú Yên kêu gọi các doanh nghiệp của TP.HCM đầu tư 10 dự án lớn của tỉnh, có suất đầu tư từ 10 triệu USD đến 1,8 tỉ USD.
Được biết trong giai đoạn 2004-2014, có 23 dự án của doanh nghiệp TP.HCM đầu tư vào tỉnh Phú Yên với tổng vốn đăng ký gần 34.000 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều thế mạnh của các tỉnh miền Trung vốn nổi tiếng từ lâu như cà phê, ngọc trai, cao su... đã dần dần trở thành thế yếu. Thậm chí có lúc những thế mạnh này còn trở thành gánh nợ thay vì là chỗ dựa cho người nông dân.

Dọc theo QL50 từ hướng Gò Công về Mỹ Tho (Tiền Giang), mấy ngày nay rất nhiều nông dân mang thanh long từ vườn ra tận mặt đường bày bán và đề giá chỉ 2.000 đồng/kg (ảnh).

Dù đang bước vào thời kỳ thu hoạch rộ nhưng giá nấm mối được bán lẻ tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu hiện dao động 240.000 - 340.000 đồng/kg tùy loại, cao hơn 50.000 đồng/kg so với thời điểm này năm trước.
Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh vừa tổ chức diễn đàn nắm tình hình và tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) trên địa bàn tỉnh.

Thời tiết các tháng đầu năm tương đối thuận lợi, ngư dân tích cực ra khơi bám biển, số tàu thuyền được ngư dân cải hoán công suất và đầu tư ngư lưới cụ ngày càng tăng, hình thức liên kết tổ, đội hoạt động tương đối hiệu quả. Các tàu làm nghề khai thác xa bờ như lưới vây, lưới cản, mành chụp khơi đạt sản lượng khai thác giá trị kinh tế cao và xuất khẩu như cá thu, cá nục, cá ngừ, mực và các loại khác như cá cơm, ruốc….