Phú Yên Kêu Gọi Đầu Tư Du Lịch, Chế Biến Thủy Sản

Trong giai đoạn 2004-2014, có 23 dự án của doanh nghiệp TP.HCM đầu tư vào tỉnh Phú Yên với tổng vốn đăng ký gần 34.000 tỉ đồng.
Chiều 4-8, tại hội nghị tổng kết 10 năm hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và tỉnh Phú Yên và ký kết hợp tác giữa hai địa phương giai đoạn 2014-2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải khẳng định mục đích duy nhất của sự hợp tác giữa hai địa phương là nhằm chăm lo đời sống đồng bào tốt hơn, nhất là đồng bào chính sách, người nghèo, vùng dân tộc thiểu số.
Ông Hải đánh giá cao các doanh nghiệp của TP.HCM, dù trong giai đoạn rất khó khăn do kinh tế suy thoái vẫn có nhiều nỗ lực để phát triển, hợp tác hiệu quả với tỉnh Phú Yên. Tuy vậy, theo ông Hải, so với thế mạnh, tiềm năng thì kết quả hợp tác vẫn chưa tương xứng.
“Trong đoàn công tác của TP.HCM đến Phú Yên hôm nay có chín sở, ngành và 14 doanh nghiệp hàng đầu, tôi mong muốn kết quả hợp tác sắp tới của hai địa phương sẽ toàn diện hơn, hiệu quả hơn” - ông Hải nói.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đào Tấn Lộc - bí thư Tỉnh ủy Phú Yên - bày tỏ mong muốn TP.HCM tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của TP cũng như các doanh nghiệp nước ngoài ở TP đầu tư vào Phú Yên ở các lĩnh vực chế biến thủy sản, chế biến gỗ, dệt may; các doanh nghiệp du lịch hợp tác, đưa khách đến Phú Yên nhiều hơn, nhất là đầu tư vào những dự án du lịch của tỉnh như danh thắng quốc gia Gành Đá Dĩa, khu du lịch vịnh Xuân Đài...
Ông Lộc cũng kêu gọi các doanh nghiệp của TP.HCM mở rộng chuỗi bán lẻ đến thị trường Phú Yên, hoan nghênh việc lãnh đạo Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cam kết ngoài mở rộng, nâng cấp Co.op Mart Tuy Hòa còn mở thêm hệ thống Co.op Mart ở huyện Tuy An và thị xã Sông Cầu. Tỉnh Phú Yên kêu gọi các doanh nghiệp của TP.HCM đầu tư 10 dự án lớn của tỉnh, có suất đầu tư từ 10 triệu USD đến 1,8 tỉ USD.
Được biết trong giai đoạn 2004-2014, có 23 dự án của doanh nghiệp TP.HCM đầu tư vào tỉnh Phú Yên với tổng vốn đăng ký gần 34.000 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, siêng năng, cần cù chịu khó, bám đất bám vườn để làm ăn và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.

Để đáp ứng nhu cầu giống lúa phục vụ sản xuất, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tích cực đưa vào khảo nghiệm nhiều giống lúa mới cho năng suất, chất lượng tốt. Kết quả đã xác nhận thêm 3 giống lúa có chất lượng là Hoa ưu 109, PC6 và AQ6.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua, do thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến bất thường đã tạo môi trường cho rệp sáp phát triển gây hại trên cây cà phê ở một số địa phương như Đắk Mil, Chư Jút, Krông Nô…Trong đó, tại các huyện Chư Jút, Krông Nô, rệp sáp đã xuất hiện trong vườn cà phê với tỷ lệ từ 3-5%/1 cành.

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì từ năm 2010, đơn vị đã thực hiện một số mô hình trình diễn trồng cây mắc ca để khảo nghiệm loại cây trồng mới được xem là mang lại hiệu quả kinh tế cao này.

Năm 2013, từ nguồn kinh phí của khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đã triển khai mô hình sản xuất cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận tại Tây Nguyên theo quy tắc 4C (bộ quy tắc chung của cộng đồng cà phê quốc tế).