Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa

Thu hoạch lúa và cây màu vụ chiêm xuân đến đâu các địa phương đẩy nhanh tiến độ làm đất, gieo mạ, gieo cấy lúa và cây màu vụ mùa đến đó. Diện tích lúa mùa đã cấy gần 1.500ha; ngô đã trồng hơn 1.200ha.
Theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phương tập trung chỉ đạo hoàn thành thu hoạch cây trồng vụ chiêm xuân, đẩy nhanh tiến độ làm đất và gieo cấy lúa mùa; cung cấp đủ nước phục vụ làm đất và tưới dưỡng cho lúa sau cấy, đồng thời chủ động các phương án tiêu úng kịp thời khi có mưa lũ xảy ra. Tăng cường công tác kiểm tra, dự tính, dự báo và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại ngay từ đầu vụ.
Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu suất, giá trị và lợi nhuận cho nông dân đã được Bộ NN&PTNT khuyến cáo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện. Theo các nhà chuyên môn, trong hoàn cảnh giá lúa bấp bênh, tình hình xuất khẩu gạo gặp khó thì việc giảm diện tích đất lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây khác là vấn đề cấp bách. Song, việc trồng cây gì, bán ở đâu, ai mua, giá bao nhiêu,... vẫn là bài toán nan giải.

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

Không để cái nghèo đói đeo bám khi quanh năm gắn bó với ruộng nương, lão nông Păng Ting Sin đã mạnh dạn chuyển đổi canh tác cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và ông đã thành công với 1ha hoa hồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

"Tôi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm bền vững trên vùng cát nên mới tự tin “dốc” hết vốn liếng, nhân lực để cải tạo và tổ chức sản xuất. Giờ đây, vùng này đã trở thành điểm nuôi trồng thủy sản trù phú bậc nhất của tỉnh Ninh Thuận…”

Mục tiêu của TP.Hội An là phát triển nông nghiệp xanh và sạch để làm động lực cho phát triển bền vững ngành thương mại - du lịch trong những năm tới.