Phú Thọ Đã Gieo Cấy Gần 30 Nghìn Ha Lúa Mùa

Hiện nay, các địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa và gieo trồng các cây màu vụ mùa cho kịp thời vụ.
Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha. Theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa đảm bảo khung lịch thời vụ, phấn đấu cấy xong trà mùa trung trước ngày 5-7; hướng dẫn nông dân bón lót đủ lượng 20 kg NPK-S 5.10.3-8 cho 1 sào.
Tập trung chăm sóc ngay từ đầu để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại và chỉ đạo phòng trừ kịp thời, hiệu quả; đặc biệt lưu ý bệnh sinh lý sau cấy, sâu cuốn lá…
Khẩn trương liên hệ, ký kết hợp đồng mua phân chậm trả với Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để cung ứng kịp thời giúp nông dân giảm bớt khó khăn, đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh giống, phân bón, để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, ngay từ đầu năm do thời tiết bất lợi, nên trên nhiều diện tích tôm nuôi, dịch bệnh đã có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, thiếu con giống chất lượng, nguy cơ dịch bệnh và giá cả vật tư đầu vào tăng cao vẫn đang làm “khó” cho các hộ nuôi.

Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương.

Những rào cản mà các nước nhập khẩu thủy sản đưa ra trong thời gian gần đây, nhất là Luật Trang trại mà Mỹ chuẩn bị áp dụng, buộc các doanh nghiệp (DN) chăn nuôi, sản xuất cá tra trong nước có những thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với những tiêu chuẩn mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khó của thị trường nhập khẩu.

Trong điều kiện thời tiết hiện nay, diện tích ao nuôi tôm bị thiệt hại không đáng kể, chưa tới 1%. Tuy nhiên, địa phương cũng khuyến cáo người nuôi tôm chân trắng tuân thủ việc thả tôm giống, quản lý chất lượng nguồn nước, chăm sóc, dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe tôm ngay từ lúc bắt đầu thả nuôi.

Từ đầu năm 2014 đến nay, hoạt động sản xuất, nuôi trồng thuỷ, hải sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra.