Phú Tân (An Giang) nuôi cá sặc rằn lãi cao

Đây là thế mạnh có triển vọng để quy hoạch, nhân rộng… Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vùng nuôi thủy sản theo hình thức đầu tư trực tiếp.
Thời gian qua, huyện Phú Tân đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm trong ao đất, thức ăn công nghiệp với diện tích 500m2 tại ấp Hòa An xã Hòa Lạc. Kết quả sau thu hoạch cho thấy rất hiệu quả, thả 41kg giống (8200con), nuôi 7 tháng, tỷ lệ sống 85%, kích cở thu hoạch 9con/kg, sản lượng 774kg, giá bán 50.000đ/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi gần 5 triệu đồng.
Bên cạnh đó, huyện cũng tạo điều kiện cho 05 doanh nghiệp đầu tư vùng nuôi cá tra ở Phú Bình, Chợ Vàm với diện tích 33ha, trong đó có 22ha nuôi theo tiêu chuẩn GlobalGap (hiện nuôi 22,3ha); đối với 03 vùng nuôi còn lại ở Bình Thạnh Đông, Hòa Lạc và Tân Trung, huyện đang tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư trong thời gian tới.
Trong khi giá trị của cây lúa mang lại lợi nhuận không cao cho người dân thì nuôi thủy sản như cá sặc rằn, cá tra... là một trong những hướng đi mới nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa, tạo ra sản phẩm có giá trị cao giúp người dân xóa đói giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân huyện Phúc Thọ (Hà Nội) nhờ chuyển đổi trồng lúa sang trồng hoa huệ, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Niên vụ sản xuất 2018-2019, Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên đã phối hợp với các địa phương trên địa bàn trình diễn thành công nhiều mô hình thâm canh nhãn theo h

Việc khai thác thủy hải sản bằng phương tiện tận diệt đang khiến nguồn lợi thủy hải sản bị giảm sút nghiêm trọng.

Trồng na trên vùng đất sỏi đá, mỗi năm thu về gần 400 triệu đồng, anh Nguyễn Tấn Thạch (xã Kon Yang, huyện Kong Chro, Gia Lai) đang chứng minh cho nhiều người.

Sở hữu vườn na hoàng hậu rộng 2 ha, ông Nguyễn Văn Năm (65 tuổi, ấp Phú Hưng, xã Phú Hựu, H.Châu Thành, Đồng Tháp) ghép cành để bán cây giống thu lãi hơn 700tr