Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi

Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi
Ngày đăng: 21/11/2013

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.

Đến nay, gia đình chị đã dần dần thoát nghèo, đời sống đi vào ổn định. Chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2 – Phường Hoàng Văn Thụ - TP Bắc Giang tâm sự: "Từ ngày nhà nước thu hồi ruộng đất chúng tôi đã tự tìm công ăn việc làm phù hợp với mình. Từ năm 2005 đến giờ, kinh tế gia đình lúc nào cũng khá giả, phù hợp với sở thích. Và từ đó, chị em trên xã Dĩnh Kế tuy không cùng xóm làng nhưng chị em luôn giúp đỡ nhau, giờ đây trên cánh đồng chủ yếu là trồng hoa, trồng đào, cây cảnh" Với kinh nghiệm gần 15 năm làm Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ, chị không chỉ là người phụ nữ làm kinh tế giỏi mà chị Huấn luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội phụ nữ ở địa phương, cùng với tinh thần đoàn kết chị đã giúp đỡ cho chị em phụ nữ ở địa phương về vốn và truyền đạt kinh nghiệm trồng hoa, trồng đào mà chị tích lũy được sau những tháng ngày tìm tòi, học hỏi để cùng nhau vươn lên thoát nghèo.

Chị Nguyễn Thị Huấn – Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2 – Phường Hoàng Văn Thụ - TP Bắc Giang chia sẻ: "Ngoài những công việc như này ra, chị em lúc rỗi lại đi lấy hoa ở các cửa hàng, đại lý lớn. Ngày bình thường kiếm được 100, 200 nghìn. Ngày rằm, mùng 1 được 500 - 700 nghìn. Mặc dù nhà nước thu hồi đất nhưng đời sống của chị em vẫn đi vào ổn định" Hiện nay, Hội liên hiệp phụ nữ phường Hoàng Văn Thụ gồm có 9 chi hội trực thuộc với 59 tổ phụ nữ, trong tổng số 2670 người. Trong những năm qua, Hội luôn tích cực quan tâm tới các chị em ở chi hội, tổ chức nhiều câu lạc bộ - như: “Câu lạc bộ không sinh con thứ 3”, “5 không, 3 sạch”, “CLB phụ nữ giáo dục con theo 5 điều Bác Hồ dạy”. Chị Nguyễn Thị Phương Bắc – Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang cho chúng tôi biết: "Với các chi hội ở các cơ sở ngoài đặc thù của các chi hội bằng các hoạt động cụ thể, chúng tôi đã dấy lên phong trào nuôi lợn tiết kiệm để giúp chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các cháu học sinh nghèo vượt khó có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngoài ra còn tổ chức nhiều câu lạc bộ - như: 5 không 3 sạch, phụ nữ giáo dục con theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Từ đó chúng tôi thấy hoạt động của chị em ở các chi hội dấy lên hoạt động thi đua" Chị Nguyễn Thị Huấn chỉ là một trong những tấm gương điển hình của người phụ nữ làm kinh tế giỏi trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ. Để tiếp tục xây dựng, phát triển được tổ chức Hội vững mạnh, Hội liên hiệp phụ nữ phường vẫn thường xuyên động viên, cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức, trình độ năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp năng động, sáng tạo có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, trung hậu đảm đang, giỏi việc nước - đảm việc nhà .


Có thể bạn quan tâm

Hội làm vườn xã Tịnh Thới nỗ lực xây dựng vùng chuyên canh xoài an toàn Hội làm vườn xã Tịnh Thới nỗ lực xây dựng vùng chuyên canh xoài an toàn

Là một trong những tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, giúp người nông dân thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp; tiếp cận với những cách làm hay, mô hình mới, thời gian qua, Hội Làm vườn xã Tịnh Thới (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) có nhiều hoạt động giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

17/04/2015
Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP

Trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương năng suất tăng từ 20% - 30%. Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu sản xuất khoảng 1.500 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, diện tích được giám sát, cấp giấy chứng nhận là khoảng 150 ha.

17/04/2015
Quýt Mường Khương tìm đường đến thương hiệu Quýt Mường Khương tìm đường đến thương hiệu

“Khách đến Mường Khương (Lào Cai) là tìm mua quýt về làm quà. Quýt Mường Khương ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề phát triển đã được xác định, tuy nhiên, quan tâm lớn nhất của huyện giờ đây là xây dựng thương hiệu” - ông Phạm Xuân Thịnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương chia sẻ.

17/04/2015
Ông Văng Thành Trưởng xử lý sầu riêng nghịch vụ thu lãi cao Ông Văng Thành Trưởng xử lý sầu riêng nghịch vụ thu lãi cao

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã thu hút đông đảo nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, thoát nghèo, trong đó có ông Văng Thành Trưởng, ở ấp Hiệp Phú, xã Hiệp Đức.

17/04/2015
Đông Dư (Hà Nội) vươn lên từ đặc sản ổi tứ mùa Đông Dư (Hà Nội) vươn lên từ đặc sản ổi tứ mùa

Đã nhiều năm nay, ổi tứ mùa của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ có mặt tại các chợ đầu mối ở Hà Nội mà đã vào siêu thị các tỉnh miền Trung, miền Nam, đồng thời vượt biên giới có mặt tại thị trường một số nước trong khu vực... Đây là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương trong những năm qua.

17/04/2015