Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Luân Canh Lúa Bắp Giúp Tăng Thu Nhập

Mô Hình Luân Canh Lúa Bắp Giúp Tăng Thu Nhập
Ngày đăng: 10/03/2014

Từ khi thực hiện mô hình sản xuất đưa hoa màu xuống ruộng, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã ăn nên làm ra. Hiện nay, cây bắp được nông dân xem như một trong những loại hoa màu chủ lực.

Bắp là loại cây dễ trồng, cho năng suất cao và có đầu ra ổn định. Vì vậy, khi đưa màu xuống ruộng, nhiều nông dân ở xã Vĩnh Phú Đông đã chọn bắp làm cây màu chủ lực. Theo người trồng bắp, 1 công đất trồng bắp có thể cho lợi nhuận gấp 3 lần 1 công lúa.

Ông Nguyễn Văn Huynh (xã Vĩnh Phú Đông) cho biết: “Tôi có 4 công đất trồng màu, 4 công đất lúa. Năm 2013, 4 công lúa cho tôi lợi nhuận 12 triệu đồng, còn 4 công bắp tôi lãi gần 70 triệu đồng. Bắp rất dễ trồng, nhẹ chi phí, người trồng chỉ cần chịu khó chăm sóc là bắp sẽ phát triển tốt”.

Trồng lúa kết hợp với hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết “bài toán kinh tế” cho những nông dân ít đất sản xuất. Ông Võ Văn Thanh (nông dân ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông) nói: “Tôi có 2 công đất, nhưng tôi trồng bắp là chủ yếu. Mỗi năm, bắp trồng được 4 vụ, còn lúa chỉ làm được 2 vụ. Lợi nhuận từ cây bắp mang lại cao hơn cây lúa”.

Ở xã Vĩnh Phú Đông, phần lớn bắp được tiêu thụ tại chỗ. Ven tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp, các hộ dân trồng bắp rồi luộc bán tại nhà. Bà Võ Thị Du (ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông) bày tỏ: “Trước đây, lúc thời gian nhàn rỗi, tôi không biết làm gì. Từ ngày nhà tôi trồng bắp mỗi ngày tôi bán bắp sống và bắp luộc có thể lời từ 300.000 - 500.000 đồng”.

Những cánh đồng lúa bạt ngàn xen lẫn với ruộng bắp xanh rì đang từng ngày làm “thay da đổi thịt” ở Vĩnh Phú Đông - một xã của huyện nông thôn mới. Lúa - màu đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho nông dân nơi đây.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá rô đầu vuông ở Dương Huy (Quảng Ninh) Mô hình nuôi cá rô đầu vuông ở Dương Huy (Quảng Ninh)

Trước khi giới thiệu chúng tôi xuống thăm mô hình nuôi cá rô đầu vuông thí điểm của anh Liêu Văn Hoàng ở thôn Tha Cát, đồng chí Điệp Văn Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Huy (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cho biết: Vốn xuất phát điểm là xã nghèo, nhưng những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của cấp trên cùng với sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, đời sống mọi mặt của xã đã có những chuyển biến tích cực.

27/05/2015
Đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính Đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính

Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Tiền Giang và các sở, ban, ngành tỉnh đề nghị xem xét, cho phép thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

27/05/2015
Và chuyển động của ngành kinh tế mũi nhọn Và chuyển động của ngành kinh tế mũi nhọn

Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết: Hai năm gần đây, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể. Đặc biệt, vừa qua huyện đã hoàn thành việc quy hoạch 2 vùng nuôi tôm tập trung gồm: Vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Bình, diện tích 20ha và vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Lập, diện tích 20ha.

27/05/2015
Huyện Tuy An (Phú Yên) không kiểm soát được dịch bệnh khi nuôi tôm hồ hở Huyện Tuy An (Phú Yên) không kiểm soát được dịch bệnh khi nuôi tôm hồ hở

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), mỗi năm huyện Tuy An thả nuôi từ 600 đến 620ha tôm các loại. Trong số này có khoảng 3/4 diện tích nuôi tôm bằng hình thức hồ hở. Do khâu xử lý nguồn nước trong hồ nuôi khi tôm nuôi bị mắc bệnh gặp rất nhiều khó khăn và không thể kiểm soát được nguồn nước bẩn, ô nhiễm, nên mầm bệnh lây lan từ hồ này sang hồ khác diễn ra khá nhanh và lây lan trên diện rộng.

27/05/2015
Làm giàu nhờ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La Làm giàu nhờ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La

Nghề nuôi cá lồng là nghề chính của nhiều hộ dân và đem lại thu nhập ổn định từ 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng.

27/05/2015