Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang

Phụ Nữ Ấp Mỹ An B Thoát Nghèo Từ Mô Hình Nuôi Chim Cút Ở Tiền Giang
Ngày đăng: 16/09/2012

Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.

Trước đây, gia đình chị Bùi Thị Ánh Tuyết là hộ cận nghèo của xã do ít đất sản xuất, thiếu vốn, lại phải nuôi ba người con đang tuổi ăn học. Năm 2007, chị được Hội phụ nữ xã cho vay 03 triệu đồng từ Quỹ Phụ nữ giúp nhau làm ăn phát triển kinh tế, chị đầu tư nuôi heo, sau đó chuyển qua nuôi gà ta, rồi nuôi bò, nhưng đều không thoát nghèo.

Đến năm 2010, Hội LHPN xã cho chị vay tiếp 5 triệu đồng và hướng dẫn cách nuôi chim cút. Ban đầu chị nuôi khoảng 1.200 con, thấy hiệu quả khả quan, chị vay thêm 10 triệu nữa tiếp tục phát triển đàn cút. Hiện tại, gia đình chị có trên 7.500 con cút đang cho trứng, mỗi ngày thu từ 5.000 - 5.500 trứng, thương lái đến tận nhà mua giá 4.200 đồng/chục, sau khi trừ đi chi phí, chị lời khoảng 400 ngàn đồng/ngày. Bên cạnh đó, chị Tuyết rắc mùn cưa trên phân cút hàng ngày, cứ 3 ngày chị vô bao bán cho những hộ dân trồng thanh long xung quanh, mỗi bao từ 8.000 -10.000 đồng. Từ một hộ thuộc cận nghèo, nhờ mô hình nuôi chim cút, giờ đây chị Tuyết đã có cuộc sống ổn định, nuôi con ăn học, sửa lại nhà cửa khang trang, vun đắp hạnh phúc gia đình.

Chị Nguyễn Thùy Dung cũng là hộ cận nghèo. Sau khi được hỗ trợ 3 triệu đồng nguồn vốn vay của Hội LHPN xã, chị đầu tư nuôi chim cút, ban đầu nuôi chỉ vài trăm con, đến nay phát triển đàn cút 2.600 con đang cho trứng, mỗi ngày lời khoảng 300 ngàn đồng tiền bán trứng cút. Đối với cút già, chị bán cút thịt 45 - 55 ngàn đồng/kg, khoảng vài tháng chị cho ra chuồng một đợt, nguồn thu này cũng trên 5 triệu đồng. Bên cạnh, chị nuôi thêm 1.000 con gà đẻ, khoảng 3 tháng nữa sẽ cho trứng; chị Dung còn tận dụng đất trống xung quanh nhà ương dừa giống để bán. Với nguồn thu nhập ổn định, chị đang tích lũy để xây dựng lại ngôi nhà khang trang.


Có thể bạn quan tâm

Cuối Năm Nhu Cầu Nhập Khẩu Gạo Tăng Cuối Năm Nhu Cầu Nhập Khẩu Gạo Tăng

Kết quả xuất khẩu (XK) gạo tháng 8 vừa qua đạt 627.089 tấn, trị giá 270,353 triệu USD, giá XK bình quân 431,12 USD/tấn. So với cùng kỳ năm ngoái số lượng tăng 1,4%, trị giá tăng 2,94%, giá bình quân tăng 6,47 USD/tấn. Lũy kế xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 4,243 triệu tấn, trị giá 1,831 tỉ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng giảm 9,17%, trị giá giảm 8,55%.

09/09/2014
Ngư Dân Quảng Ngãi Trúng Đậm Mùa Mực Khơi Ngư Dân Quảng Ngãi Trúng Đậm Mùa Mực Khơi

6 tháng đầu năm 2014, trong lúc nhiều loại hình đánh bắt của ngư dân Quảng Ngãi đang gặp khó khăn vì sản lượng đạt không cao, thì những người hành nghề câu mực khơi ở ngư trường Trường Sa đã bội thu, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

09/09/2014
Tăng Cường Quản Lý Lĩnh Vực Nuôi Tôm Tăng Cường Quản Lý Lĩnh Vực Nuôi Tôm

Theo thống kê, đến nay toàn huyện thu hoạch được hơn 1.000 ha trong tổng diện tích 1.900 ha nuôi tôm công nghiệp. Có hơn 40% diện tích tôm nuôi có năng suất khá, phần còn lại phải thu hoạch sớm do tôm bệnh. Thực tế này cho thấy, tỷ lệ tôm nuôi bị nhiễm bệnh và thiệt hại trong những tháng đầu năm nay khá cao.

09/09/2014
Cấm Vận Chuyển Gia Cầm Và Sản Phẩm Gia Cầm Qua Biên Giới Cấm Vận Chuyển Gia Cầm Và Sản Phẩm Gia Cầm Qua Biên Giới

Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các tỉnh biên giới không cho phép buôn bán, vận chuyển qua biên giới gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua xử lý nhiệt, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc

09/09/2014
Thanh Long Việt Nam Nên “Tham Khảo” Kiwi New Zealand Thanh Long Việt Nam Nên “Tham Khảo” Kiwi New Zealand

So sánh kinh nghiệm thành công của kiwi của NewZeland với việc trồng thanh long ở Bình Thuận cho thấy chúng ta có đủ các điều kiện để tạo giá trị xuất khẩu cao cho loại trái cây đặc biệt này.

09/09/2014