Phú Giáo (Bình Dương) Ngăn Chặn Hiệu Quả Dịch Bệnh Trên Cây Trồng

Theo ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo (Bình Dương), từ đầu năm đến nay toàn huyện đã có 15.523 ha cao su bị nhiễm các loại sâu bệnh; trong đó chủ yếu là bệnh phấn trắng, nấm hồng và bệnh vàng lá do nấm Corynespora gây ra.
Ngoài ra, còn có gần 100 ha điều cũng bị nhiễm bệnh, chủ yếu là sâu đục thân; gần 30 ha cây tiêu bị bệnh vàng lá, bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm; 25 ha cây ăn trái bị các bệnh thán thư, xì mủ thân, sâu đục thân...
Trước tình hình trên, Hội Nông dân và Trạm bảo vệ thực vật huyện Phú Giáo đã phối hợp tổ chức kiểm tra, thường xuyên thông báo tình hình sâu bệnh kịp thời và hướng dẫn cho nông dân các biện pháp phòng trừ nhằm hạn chế sâu bệnh phát sinh lây lan diện rộng.
Qua đó tình hình dịch hại trên cây trồng được khống chế và không để xảy ra các đợt bùng phát dịch lớn gây hoang mang cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo số lieu thong kê của Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, niên vụ mía 2013-2014, vùng nguyên lieu huyện Trà Cú chỉ còn 6.000 ha

Cùng với các địa phương khác, thời điểm này người dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) đang tập trung thu hoạch dong riềng, năng suất trung bình ước đạt 60 tấn/ha. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đang là mối quan tâm lớn của người dân và các cấp, ngành chức năng.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Trần Đình Toàn cho biết, UBND tỉnh vừa ra quyết định số 815/QĐ-UBND về việc bổ sung nấm rơm vào danh mục khuyến khích phát triển ở địa phương.

Gần đây, Sở KH-CN triển khai nhiều mô hình, dự án nhằm khôi phục thương hiệu, tìm hướng đi bền vững cho cây tiêu và sản phẩm tiêu Tiên Phước (Quảng Nam) trên thị trường.

Việc chăm sóc, khai thác vườn cây cao su (CS) chưa hợp lý đã làm ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ, năng suất vườn cây. Để cho vườn cây phát triển ổn định, người trồng CS Bình Dương cần phải tiếp tục được tập huấn để sản xuất hiệu quả hơn.