Ninh Bình Khuyến Khích Phát Triển Nấm Rơm Trái Vụ

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Trần Đình Toàn cho biết, UBND tỉnh vừa ra quyết định số 815/QĐ-UBND về việc bổ sung nấm rơm vào danh mục khuyến khích phát triển ở địa phương.
Theo đó, nấm rơm trái vụ được khuyến khích sản xuất trong vụ đông và được hưởng chính sách hỗ trợ giá theo đề án số 12/ĐA-UBND trong giai đoạn 2011-2015.
Vụ đông năm 2013, tỉnh Ninh Bình có chủ trương khuyến khích nông dân mở rộng quy mô sản xuất nấm rơm tại địa phương bởi hiệu quả kinh tế của sản phẩm này nổi bật tại ba khía cạnh chính, đó là nguồn nguyên liệu làm nấm (rơm) khá nhiều, giá trị kinh tế cao và đặc biệt hạn chế ô nhiễm môi trường do tình trạng đốt rơm sau khi thu hoạch lúa tại các huyện. Mặt khác, trồng nấm rơm có thể giúp các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô… trồng cây rau màu vụ đông kém hiệu quả chuyển sang trồng nấm sẽ cải thiện thu nhập cho nông dân.
Từ những lợi ích kể trên, vụ đông năm nay tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ 100% tiền mua giống nấm cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn vừa ký quyết định cấp ứng trước kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nguồn ngân sách tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 số tiền 104 tỷ đồng cho 26 xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2015.

Cá nuôi sắp đến kỳ thu hoạch bỗng dưng bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân ở xã Phú An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) lâm vào cảnh lao đao.

Nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang có xu hướng chuyển đất lúa kém năng suất sang nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống bởi có thể tận dụng thức ăn là cám, bã tại địa phương để tăng thêm thu nhập.

Cùng với nhiều nông dân khác ở TP Cà Mau, anh Huỳnh Thanh Lãm ở khóm 7, phường 6 thành công với nghề nuôi và bán cá chình giống, được nhiều người biết đến. Anh còn thành công với mô hình thuần hoá cá chình giống bằng ao đất, tỷ lệ nuôi hao hụt dường như bằng không.

Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP. Vũng Tàu cho biết, hiện phường 12 có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trên diện tích nuôi 59ha