Phù Cát (Bình Định) Sản Xuất 3.000 Ha Đậu Phụng Vụ Đông Xuân

Đậu phụng là một trong những loại cây trồng chính của nông dân Phù Cát (Bình Định), đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích sản xuất liên tục tăng. Vụ Đông Xuân (ĐX) 2014 - 2015, huyện Phù Cát có kế hoạch sản xuất 3.000 ha đậu phụng, tăng hơn 300 ha so với cùng kỳ năm trước; tập trung đầu tư thâm canh để đạt năng suất bình quân 36,5 tạ/ha.
Với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, huyện Phù Cát tập trung triển khai thực hiện liên kết chuỗi sản xuất cây đậu phụng. Phòng NN-PTNT huyện đã tổ chức tập huấn quy trình canh tác cây đậu phụng từ khâu chọn giống, làm đất, trỉa đậu, chăm sóc, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, đến khâu thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm; mở rộng diện tích trồng đậu xen mì nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
Chú trọng hướng dẫn nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học; áp dụng các công thức bón phân đem lại hiệu quả cao đã qua thử nghiệm, như: sử dụng phân hữu cơ mụn dừa, và sản phẩm Wegh; bón phân đơn; bón phân hỗn hợp, kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí, cùng các chế phẩm chống bệnh chết ẻo, chế phẩm vi khuẩn nốt sần…
Được biết trong vụ ĐX này, Công ty TNHH thương mại Tất Thắng ở Cư Zút - Đắk Nông đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho 50 ha đậu phụng ở các xã Cát Hiệp, Cát Tài và Cát Trinh. Hiện nay, huyện Phù Cát đang tập trung chỉ đạo và hướng dẫn nông dân tập trung xuống giống đậu phụng vụ ĐX, phấn đấu sản xuất hết diện tích trong thời vụ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Với sức tăng trưởng từ 63 – 116%/tháng trong 5 tháng đầu năm 2014, Đức tiếp tục dẫn đầu khối EU về NK tôm Việt Nam. XK tôm sang thị trường này trong những tháng cuối năm sẽ vẫn khả quan.

Ngày 28/11, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ban hành Quyết định (số 2556/QĐ-UBND ngày 25/112014) về việc phê duyệt “Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Liêm ký.

Nếu như vào thời điểm này của năm trước, nhiều nông dân trồng sương sáo ở xã Hiệp Hưng (địa phương có diện tích trồng sương sáo nhiều nhất của huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang) rất phấn khởi vì giá sương sáo ở mức cao, thì năm nay, bà con nơi đây đang khóc ròng vì thị trường tiêu thụ sương sáo đang gặp bế tắc.

Trong đó, diện tích lúa gần 469.000 héc-ta, giảm trên 9.170 héc-ta và hoa màu các loại gieo trồng 46.715 héc-ta, tăng 2.294 héc-ta so cùng kỳ. Năng suất lúa bình quân đạt 76,7 tạ/héc-ta, tăng 3,7 tạ/héc-ta; sản lượng đạt 1,86 triệu tấn tăng hơn 84,7 ngàn tấn.

Khoảng 2 năm trở lại đây, diện tích dâu tây công nghệ cao tại Đà Lạt đã tăng lên nhanh chóng với các loại dâu giống mới được nhập từ Pháp, Nhật, New Zealand… cho năng suất, chất lượng cao và khả năng kháng bệnh tốt hơn rất nhiều so với các giống dâu truyền thống.